HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CÁC NGUỒN LỰC TRONG CÔNG TY

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Đông lạnh Thủy Sản Long Toàn (Trang 49)

Bảng 9: TÌNH HÌNH SỬ DỤNG LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY QUA GIAI ĐOẠN 2007 -2009

Chênh lệch 2008/2007 Chênh lệch 2009/2008 Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Tuyệt đối Tương

đối(%)

Tuyệt đối Tương đối(%)

Số lượng sản phẩm(tấn) 864 1.361 1.534 497 57,5 173 12,7

Số công nhân sản xuất bình quân (người)

442 360 324 (82) (18,6) (36) (10)

Năng suất lao động (lần) 1,9548 3,7806 4,7346 1,8258 93,4 0,9540 25,3

(Nguồn: Số liệu năm 2007,2008 và 2009 từ phòng kinh doanh )

Qua bảng phân tích trên cho ta thấy: mức biến động tuyệt đối về công nhân trực tiếp năm 2008 giảm 18,6% so với năm 2007 tương ứng 82 công nhân sản xuất.

Đến năm 2009 công nhân trực tiếp lại giảm 10% so với năm 2008 tương ứng 36 người. Nhìn chung số lượng công nhân sản xuất của công ty giảm. Để hiểu thêm về

tình hình sử dụng công nhân sản xuất như thế nào ta sử dụng phương pháp liên hoàn như sau:

Kết quả sản xuất về chỉ tiêu số lượng sản phẩm năm 2008 tăng 497 tấn so với năm 2007, do hai nguyên nhân sau:

1,9548, số lượng công nhân sản xuất năm 2008 so với 2007 giảm 82 người, vậy làm cho số lượng sản phẩm giảm một lượng:

(360 -442)x1,9548 = -160,29 tấn

Số lượng công nhân sản xuất năm 2008 sử dụng là 360, năng suất lao động bình quân của một công nhân tăng 1,8258 sẽ làm cho số lượng sản phẩm tăng

360x (3,7806 – 1,9548) = 657,29 tấn

Như vậy kết quả sản xuất năm 2008 so với năm 2007 tăng 497 tấn là do năng suất lao động làm tăng 657,29 tấn.

- Năm 2009 số lượng lao động giảm 36 người so với năm 2008 và năng suất lao động bình quân của một công nhân năm 2008 là 3,7806 vậy làm cho số lượng sản phẩm giảm một lượng

(324 -360)*3,7806 = - 136,1 tấn

Số lượng công nhân sản suất năm 2009 là 324 người và năng suất lao động bình quân của một công nhân tăng 0.9540 sẽ làm cho số lượng sản phẩm tăng

324(4,7346 – 3,7806) = 309,1 tấn

Như vậy kết quả sản xuất năm 2009 tăng 173 tấn là do năng suất lao động của công nhân tăng đã làm số lượng sản phẩm sản xuất tăng 309,1 tấn. Số lượng công nhân của công ty giảm nhưng vẫn tạo ra khối lượng sản phẩm lớn hơn là nhờ

vào năng suất lao động tăng.

Tóm lại số lượng sản phẩm năm 2008 tăng 57.52% trong khi số lượng lao

động giảm 18,6% so với năm 2007,và 2009 số lượng sản phẩm 12,7% trong khi số

lượng lao động giảm 10% so với năm 2008. Điều này cho thấy công ty đã sử dụng tốt lao động.

4.3.2. Phân tích hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu

Chi phí nguyên vật liệu là chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất. Giảm chi phí nguyên vật liệu sẽ làm tốc độ vốn lưu động quay nhanh hơn và là biện pháp quan trọng để hạ thấp giá thành sản phẩm. Để đánh giá chung tiềm năng sử dụng nguyên vật liệu ta phân tích các số liệu sau:

Bảng 10: TÌNH HÌNH SỬ DỤNG NGUYÊN VẬT LIỆU CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2007 - 2009 Chênh lệch 2008/2007 Chênh lệch 2009/2008 Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Tuyệt đối Tương đối(%) Tương đối Tương đối(%) Số lượng thành phẩm (tấn) 864 1.361 1.534 497 57,52 173 12,71

Số lượng nguyên vật liệu (tấn) 1.053,25 1.911,00 2.123,78 857,75 81,44 212,8 11,14 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hiệu suất sử dụng nguyên vật liệu (lần)

0,82 0,71 0,72 (0,11) (13,41) 0,01 1,41

(Nguồn: Số liệu năm 2007,2008 và 2009 từ phòng kinh doanh)

Nguyên vật liệu sử dụng để sản xuất tăng qua các năm. Năm 2008 số lượng nguyên liệu tăng cao 81,44% so với năm 2007. Trong khi đó số lượng thành phẩm chỉ tăng 57,52 %. Điều này cho ta thấy công ty sử dụng nguyên liệu đạt hiệu quả

không cao được thể hiện qua hiệu suất sử dụng nguyên vật liệu năm 2007 là 0,82, năm 2008 giảm 0,11 chỉ còn 0,71. Năm 2009 nguyên liệu cũng tăng nhưng với tốc

độ chậm hơn năm 2008. Tốc độ tăng của thành phẩm vào năm 2009 là 12,71% cao hơn so với tốc độ tăng của nguyên liệu là 11,14%. Công ty đã sử dụng nguồn nguyên liệu tốt hơn khi hiệu suất sử dụng nguyên liệu tăng thêm 0.01 nhưng vẫn thấp hơn năm 2007. Mức hao phí nguyên vật liệu do công ty đạt ra là 0,8 nhưng cả

ba năm 2007, 2008 và 2009 đều không đáp ứng được yêu cầu của công ty. Công ty cần phải kiểm soát lại khâu thu mua nguyên liệu và các khâu chế biến để hạn chế

việc hao phí nguyên liệu góp phần làm giảm chi phí.

4.3.3.1. Hiệu quả sử dụng tài sản cốđịnh

Bảng 11: HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN CỐĐỊNH GIAI ĐOẠN 2007 - 2009

Chỉ tiêu 2007 2008 2009

Doanh thu thuần (nghìn đồng) 64.100.438 113.079.961 161.761.247

Lợi nhuận trước thuế (nghìn đồng) -1.618.117 4.947.506 6.031.426

Tài sản cố định (nghìn đồng) 26.666.966 21.075.781 19.003.194

Vòng quay tài sản cốđịnh (lân) 2,40 5,37 8,51 Hiệu quả sử dụng tài sản cốđịnh (lân) X 0,23 0,32

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh và bảng cân đối kế toán năm 2007, 2008, 2009 từ phòng kinh doanh)

Vòng quay tài sản cố định của công ty qua các năm có xu hướng tăng. Năm 2008 là 5,37 lần, tăng 2,97 lần so với năm 2007. Đến năm 2008, tỷ số này tăng lên thành 8,51. Các chỉ tiêu về vòng quay tài sản cốđịnh cho thấy cứ 1 đồng tài sản cố định tạo ra được 2,4 đồng doanh thu vào năm 2007, đạt 5,37 đồng năm 2008 và 8,51

đồng năm 2009. Nguyên nhân là do tài sản cố định được khấu hao qua mỗi năm và công ty không mua thêm tài sản mới nên giá trị của tái sản cốđịnh giảm. Bên cạnh

đó doanh thu thuần tăng mạnh vào năm 2008 và năm 2009. Vòng quay tài sản cố định năm 2009 tăng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản cốđịnh của công ty cao.

Hiệu quả sử dụng tài sản cố định của công ty tăng. Năm 2008 cứ 1 đồng tài sản cố định tạo ra được 0,23 đồng lợi nhuận và đến năm 2009 hệ số này tăng lên 0,32 nghĩa là 1 đồng tài sản cốđịnh trong năm nay tạo ra được 0,32 đồng lợi nhuận trước thuế. Cũng như hiệu suất sử dụng tài sản cốđịnh, chỉ số này cho ta thấy hiệu quả sử dụng tài sản cốđịnh của công ty đang tăng.

4.3.3.2. Hiệu quả sử dụng hàng tồn kho Bảng 12: HIỆU QUẢ SỬ DỤNG HÀNG TỒN KHO GIAI ĐOẠN 2007 – 2009 Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 1.Giá vốn hàng bán (triệu đồng) 60.982 99.864 149.708 2.Hàng tồn kho BQ (triệu đồng) 11.753,5 16.637,5 18.156,5 3. Hệ số vòng quay hàng tồn kho (lần) 5,19 6,0 8,25 4. Thời gian tồn kho bình quân (ngày) 70 61 44

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh và bảng cân đối kế toán năm 2007, 2008, 2009 từ phòng kinh doanh)

Năm 2007 hệ số vòng quay hàng tồn kho là 5,19 lần nghĩa là trung bình hàng sản xuất qua kho là 5,19 vòng trong một năm. Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho năm 2008 tăng so với năm 2007. Hệ số vòng quay hàng tồn kho năm 2008 là 6,0 lần và tiếp tục tăng vào năm 2009 thành 8,25 lần. Tốc độ quay vòng hàng tồn kho tăng cho thấy công ty hoạt động có hiệu quả, giảm nguy cơ vốn đầu tư cho hàng hóa dự

trữ. Tuy nhiên nếu hệ số quay vòng này tăng quá cao có thể dẫn đến nguy cơ công ty không đủ hàng hóa thỏa mãn nhu cầu bán hàng, mất khách hàng, ảnh hưởng không tốt cho việc kinh doanh về lâu dài. Vì vậy công ty cần có biện pháp để điều chỉnh hệ số này thích hợp.

Thời gian tồn kho bình quân của công ty giảm liên tục. Năm 2007 một

đợt hàng tồn kho của doanh nghiệp cần 70 ngày để quay vòng, hay nói cách khác, kỳ đặt hàng bình quân của công ty là 70 ngày. Sang năm 2008 thời gian tồn kho giảm xuống 61, năm 2009 thời gian này chỉ còn 44 ngày. Số ngày dự trữ hàng hóa giảm cho thấy hàng hóa của công ty được tiêu thụ nhanh hơn và điều này góp phần làm giảm chi phí tồn kho.

4.4. KHẢ NĂNG THANH TOÁN

4.4.1. Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn

Phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn là xem xét lượng tài sản hiện hành của doanh nghiệp có đủ khả năng để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn hay không. Tài sản ngắn hạn là những tài sản có thời gian luân chuyển và thu hồi trong vòng một

niên độ kế toán. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 13 : PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THANH TOÁN NGẮN HẠN CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN LONG TOÀN GIAI ĐOẠN 2007 – 2009

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Tài sản lưu động (nghìn đồng) 19.109.587 31.536.452 35.092.610 Tiền mặt (nghìn đồng) 725.498 1.579.467 6.449.666 Các khoản phải thu (nghìn đồng) 4.463.812 8.850.967 12.700.777 Nợ ngắn hạn (nghìn đồng) 34.152.277 38.539.689 37.824.463 Tỷ lệ thanh toán hiện hành (lần) 0,56 0,82 0,93 Tỷ lệ thanh toán nhanh (lần) 0,15 0,27 0,56 Tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt (lần) 0,02 0,04 0,17

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2007, 2008 và năm 2009 từ phòng kinh doanh)

Nhìn vào bảng 13 ta thấy tỷ lệ khả năng thanh toán hiện hành tăng liên tục qua ba năm. Năm 2008 tỷ số khả năng thanh toán hiện hành tăng 0,26 lần so với năm 2007 đến năm 2009 tiếp tục tăng thêm 0,11lần so với năm 2008. Có nghĩa là năm 2009 công ty có 0,93 đồng tài sản lưu động để trả cho một khoản nợ là 1 đồng nợ

ngắn hạn. Tỷ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty tăng liên tục trong 3 năm là do tài sản lưu động cao hơn nợ ngắn hạn. Tài sản lưu động tăng liên tục trong giai đoạn 2007 - 2009. Năm 2007 tài sản lưu động là 19.108.587 nghìn đồng, sang năm 2008 tài sản này là 31.536.452 nghìn đồng, tăng 12.426.865 nghìn đồng. Năm 2009 tài sản lưu động lại tiếp tục tăng 3.556.158 nghìn đồng so với năm 2008

đưa số tài sản này lên 35.092.610 nghìn đồng. Trong khi đó nợ ngắn hạn trong năm 2008 tăng lên 38.539.689 nghìn đồng, tức tăng 4.387.412 nghìn đồng so với năm 2007. Đến năm 2009 nợ ngắn hạn giảm còn 37.824.463 nghìn đồng. Tức nợ ngắn hạn năm 2009 giảm 715.226 nghìn đồng so với năm 2008. Tỷ lệ thanh toán hiện

hành tăng cho thấy khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty đang có chiều hướng tốt.

Từ bảng phân tích bên trên ta nhận thấy 3 năm qua khả năng thanh toán nhanh của công ty liên tục tăng. Năm 2008 tăng 0,12 lần so với năm 2007 và năm 2009 tăng thêm 0,29 lần so với năm 2008. Các tỷ số này ở năm 2007 và 2008 không tốt vì khả năng thanh toán quá thấp. Năm 2009 khả năng thanh toán của công ty có phần khả quan hơn khi ở mức 0,56. Tỷ số này tăng do tốc độ tăng của tiền mặt và các khoản phải thu tăng mạnh so với tốc độ tăng của nợ ngắn hạn. Tuy tỷ số tăng nhưng vẫn còn nhỏ hơn 1 cho thấy công ty vẫn chưa có đủ khả năng thanh toán nhanh.

Tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt thể hiện khả năng trả những khoản nợ đến hạn bằng tiền mặt. Tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt tăng liên tục qua ba năm 2007, 2008 và 2009 và đặc biệt giảm mạnh ở năm 2009. Tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt năm 2008 tăng rất nhỏ 0,02 lần so với năm 2007. Năm 2009 tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt tăng 316,0 % so với năm 2008 nhưng do quy mô nhỏ nên tỷ lệ này chỉ tăng 0,13 lần so với năm 2008. Điều này có nghĩa là năm 2009 công ty chỉ có 0,17 đồng

để thanh toán tức thời 1 đồng nợ ngắn hạn.. Chỉ tiêu này của công ty trong ba năm luôn rất thấp. Tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt vẫn chưa đạt được tỷ số 0,5:1. vì vậy có thể nói công ty vẫn chưa đủ khả năng thanh toán bằng tiền mặt. Công ty cần có kế hoạch để dự trữ tiền mặt đảm bảo thanh toán nợ ngắn hạn đến hạn khi các khoản phải thu không thu hồi được hoặc lượng hàng tồn kho quá lớn. Nhìn chung khả năng thanh toán của công ty thể hiện qua các chỉ số tài chính vẫn còn thấp, điều này cho thấy tình hình trang trải các khoản nợ ngắn hạn của công ty còn rất hạn chế, đặc biệt là khả năng thanh toán bằng tiền mặt.

4.4.2. Khả năng thanh toán dài hạn

Chỉ tiêu thanh toán dài hạn được dùng để đánh giá khả năng chi trả vốn gốc và lãi vay của các khoản nợ dài hạn đáo hạn. Khi một doanh nghiệp không thanh toán

đúng hạn của nó, nó mất khả năng thanh toán và như vậy nó phải hoặc tái cấu trúc hoặc thanh lý nợ. Để tìm hiểu rõ về khả năng thanh toán dài hạn của công ty Cổ

Bảng14: KHẢ NĂNG THANH TOÁN DÀI HẠN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÔNG LẠNH THỦY SẢN LONG TOÀN GIAI ĐOẠN 2007 - 2009

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Chi phí lãi vay (nghìn đồng) 1.620.201 4.938.155 2.114.437

Lợi nhuận trước thuế (nghìn đồng) -1.618.117 4.947.506 6.031.426 Nợ phải trả (nghìn đồng) 39.617.077 41.604.489 37.874.463 Tổng nguồn vốn (nghìn đồng) 45.776.554 52.612.233 54.095.804

Tỷ số nợ trên vốn (lần) 0,87 0,79 0,70 Tỷ lệ thanh toán lãi vay (lần) 0,00 2,00 3,85

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2007,2008 và 2009 từ phòng kinh doanh )

Tỷ số nợ trên vốn qua ba năm liên tục giảm. Năm 2007 tỷ số này khá cao 0,87 lần nhưng năm 2008 tỷ số này đã giảm còn 0,79. Năm 2009 tỷ số này tiếp tục giảm nhưng vẫn còn ở mức cao 0,7. Điều này có nghĩa là cứ 1 đồng tài sản sẽđược tài trợ bằng 0,7 đồng là nợ vay. Phần lớn tài sản đang sử dụng của công ty đều được tài trợ bằng vốn vay. Cơ cấu vốn vay lớn trong cơ cấu vốn của công ty ảnh hưởng không tốt đến hoạt động của công ty vì công ty sẽ phải chịu khoản chi phí khá cao.

Điều này sẽ làm lợi nhuận của công ty giảm. Bên cạnh đó khả năng tự chủ của công ty bị phụ thuộc vào các chủ nợ. Nhìn chung tỷ số này giảm qua các năm là một điều

đáng mừng nhưng công ty cần phải nỗ lực hơn nữa trong việc giảm số nợ vay xuống mức hợp lý. Bên cạnh đó nợ ngắn hạn lại chiếm tỷ trọng cao trong tổng nợ. Đây là

điều mà công ty nên quan tâm. Vì khi các khoản vay ngắn hạn đến hạn phải trả thì hoạt động của công ty sẽ gặp khó khăn

Nhìn chung thì tỷ lệ thanh toán lãi vay qua các năm đều có xu hướng tăng. Năm 2007 tỷ lệ này gần như bằng 0. Năm 2008 tỷ lệ này có phần khả quan hơn khi tăng lên 2 lần so với năm 2007, năm 2009 tăng thêm 1,85 lần so với năm 2008. Điều

đó cho thấy việc đảm bảo chi trả lãi nợ vay đối với các khoản nợ dài hạn và mức độ

an toàn có thể có của người cung cấp tín dụng đang được cải thiện và nâng lên từ từ.

nợ vay. Trong năm 2008 và 2009 hệ số này bằng 2 và lớn hơn 2 cho thấy công ty có thể đảm bảo cho các khản nợ dài hạn. Tuy nhiên nó còn phụ thuộc vào việc tạo ra lợi nhuận lâu dài cho công ty. Vì vậy để khả năng thanh toán dài hạn luôn được đảm bảo công ty cần nhanh chóng tìm ra các biện pháp hạ thấp giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm để mở rộng thị trường, tăng doanh số bán góp phần làm tăng lợi nhuận, nâng cao khả năng thanh toán.

4.5. KHẢ NĂNG SINH LỜI

Các chỉ tiêu: tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ

sở hữu, lợi nhuận trên tổng tài sản là các chỉ tiêu thể hiện khả năng sinh lời của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động kinh doanh, nó là thước đo hàng đầu để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh và tính sinh lời. Nó là kết quả của hàng loạt các biện pháp quản lý và sử dụng vốn của đơn vị, nó phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty và từ kết quảđó công ty sẽđưa ra các quyết định, các chính sách tài chính kinh tế từ đó đưa ra kế hoạch hoạt động trong tương lai hoặc có những điều chỉnh thích hợp khi các chỉ tiêu này không tốt. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năm 2007 công ty hoạt động không hiệu quả, công ty không thu được lợi

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Đông lạnh Thủy Sản Long Toàn (Trang 49)