Cơ sở pháp lý cho hoạt động cho vay trả góp

Một phần của tài liệu Mở rộng hoạt động cho vay trả góp tại ngân hàng ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank) (Trang 41 - 45)

Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật thông qua các văn bản quy phạm pháp luật. Mỗi một điều kiện kinh tế phát sinh được điều chỉnh bằng một hệ thống các quy phạm riêng hoặc chung. Đó chính là cơ sở pháp lý cho hoạt động của nền kinh tế.

Cơ sở pháp lý đầu tiên áp dụng cho tất cả các hoạt động của ngân hàng thương mại là luật các tổ chức tín dụng số 07/1997/QHX và luật số 20/2004/QHXI ngày 15 tháng 6 năm 2004 về sửa đổi bổ sung một số điều của luật các tổ chức tín dụng. Luật này được ban hành để đảm bảo hoạt động của các tổ chức tín dụng được lành mạnh, an toàn và có hiệu quả; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân; góp phần thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, phát triển nền kinh tế theo định hướng của Nhà nước.

Cơ sở tiếp theo cho hoạt động cho vay của ngân hàng đó là quyết định 1627/2001/ QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của thống đốc Ngân hàng Nhà nước về quy chế cho vay của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng. Sau đó là quyết định số 127/2005/QĐ- NHNN và quyết định số 783/2005/QĐ-NHNN về việc sửa đổi bổ sung một số điều của quy chế cho vay đó. Quy chế này quy định về việc cho vay bằng Đồng Việt Nam, ngoại tệ của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng không phải là tổ chức tín dụng, nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đầu tư, phát triển và đời sống. Với sự rõ ràng và chặt chẽ trong các điều khoản, quy chế này đã tác động tích cực đến hoạt

động tín dụng nói chung và hoạt động cho vay trả góp nói riêng của các ngân hàng thương mại.

Dựa trên Quy chế cho vay của Ngân hàng Nhà nước, VPBank đã ban hành “Quy chế cho vay đối với khách hàng” theo quyết định số 467-2002/QĐ-HĐQT ngày 06/06/2002 của Hội đồng quản trị VPBank làm cơ sở cụ thể cho hoạt động cho vay của ngân hàng. Quy chế cho vay này đã cụ thể hoá những điều khoản của Ngân hàng Nhà nước tại Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN theo những điều kiện thực tại của VPBank. Trong quyết định này, Hội đồng quản trị đã đưa ra “Quy trình nghiệp vụ tín dụng” áp dụng cho 2 phòng là Phòng phục vụ khách hàng cá nhân và Phòng phục vụ khách hàng doanh nghiệp. Quy trình nghiệp vụ trên đã hướng dẫn một cách chi tiết các bước mà các nhân viên tín dụng phải thực hiện cho vay đối với khách hàng.

Như vậy, một loạt các văn bản pháp lý nói chung của các cơ quan pháp luật cùng với những quy định riêng của ngân hàng đã tạo ra một cơ sở pháp lý tương đối hoàn chỉnh và cụ thể để tiến hành hoạt động cho vay trả góp của ngân hàng.

2.2.2. Các sản phẩm cho vay trả góp chủ yếu

Đối tượng áp dụng cho các phương thức cho vay của VPBank là các cá nhân, hộ gia đình có hộ khẩu thường trú cùng địa bàn nơi VPBank đóng trụ sở; hoặc là các doanh nghiệp tổ chức có trụ sở cùng địa bàn với VPBank. Ngoài ra các trường hợp đặc biệt khác sẽ do Ban Tín dụng quyết định.

Các sản phẩm cho vay trả góp chủ yếu:

• Cho vay mua nhà - xây dựng – sửa chữa nhà

Khi đến vay vốn, khách hàng cần phải thỏa mãn các điều kiện vay giống như bất kỳ một khoản vay nào, đó là:

 Khách hàng phải có đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự. Đây là điều kiện tối thiểu mà ngân hàng quy định đối với khách hàng.

 Khách hàng phải có bản giải trình mục đích vay vốn rõ ràng, có nguồn trả nợ chắc chắn.

 Khách hàng phải có một phần vốn tự có tham gia vào phương án xin vay.  Có tài sản đảm bảo tiền vay hoặc được bên thứ ba bảo lãnh bằng tài sản.  Chấp hành thể lệ cho vay của VPBank.

 Phương thức cho vay trả góp mua nhà - xây dựng - sửa chữa nhà của VPBank sẽ cấp tín dụng cho khách hàng với các mục đích chi trả như:

 Chi phí mua nhà, mua nền nhà, theo đất đã được quy hoạch để xây dựng nhà mới, mua căn hộ mới, xây dựng, sửa chữa hoặc nâng cấp nhà.

 Chi phí mua sắm các trang thiết bị và các chi phí hợp lý khác trong quá trình sửa chữa xây dựng nhà.

Với phương thức cho vay trả góp mua nhà - xây dựng – sữa chữa nhà, khách hàng phải giải trình trả nợ bằng nguồn thu nhập thường xuyên hàng tháng (từ tiền lương, tiền cho thuê tài sản, tiền lãi kinh doanh…). Căn cứ vào mục đích vay vốn, nguồn và kế hoặc kế hoạch trả nợ của khách hàng, ngân hàng sẽ xác định thời hạn cho vay nhưng tối đa không quá 10 năm đối với cho vay mua nhà, và không quá 5 năm đối với cho vay xây dựng, sửa chữa, nâng cấp nhà.

• Cho vay mua ô tô của cá nhân hoặc tổ chức

Khác với các ngân hàng khác, cho vay trả góp mua ô tô ở VPBank chỉ thực hiện cho vay trực tiếp đối với khách hàng, không cho vay gián tiếp thông qua các đại lý bán xe ô tô. Để được ngân hàng cấp tín dụng, khách hàng cần có tài sản đảm bảo. Riêng đối với cho vay mua ô tô, khách hàng có thể dùng chính tài sản hình thành từ vốn vay là chiếc xe ô tô được mua làm tài sản thế chấp, nhưng đó phải là chiếc xe mua mới 100%.

Thời hạn cho vay trả góp mua xe cũng tuỳ vào kế hoạch trả nợ của khách hàng nhưng tối đa không quá 4 năm. Trường hợp xe ô tô mua để sử dụng vào mục đích kinh doanh vận tải, taxi, cho thuê, chở khách hoặc xe đã qua sử dụng… thì thời hạn tối đa không quá 3 năm.

• Các sản phẩm khác

Các sản phẩm cho vay trả góp khác bao gồm có cho vay hỗ trợ tài chính du học, cho vay phục vụ nhu cầu tiêu dùng hợp lý của khách hàng… Nhưng dù là phương thức cho vay như thế nào cũng đều phải tuân theo những quy định cụ thể của VPBank về điều kiện, nguyên tắc cho vay, thời hạn cho vay và đều phải được đảm bảo bằng tài sản. VPBank không chấp nhận hình thức đảm bảo bằng tín chấp trong giao dịch tín dụng.

• Phương thức tính lãi

Tất cả các phương thức cho vay trả góp ở trên khách hàng đều có thể tự lựa chọn cho mình cách tính lãi suất thích hợp, áp dụng một trong hai phương thức tính lãi sau đây:

 Lãi suất cho vay tính theo dư nợ thực tế

 Lãi suất gộp tính theo dư nợ ban đầu trong suốt thời hạn vay cộng với nợ gốc và chia đều cho các kỳ trả nợ.

Công thức tính tiền trả góp hàng tháng trong trường hợp lãi gộp:

Tiền trả góp hàng tháng = Nợ gốc (1+Lãi suất gộp * Số tháng vay)/Số tháng vay

• Các quy định đặc biệt trong phương thức cho vay trả góp của VPBank

Nếu khách hàng trả nợ trễ hạn:

 Nếu món vay áp dụng cách tính lãi theo dư nợ thực tế, khi khách hàng trả nợ trễ hạn thì số nợ gốc quá hạn chưa trả bị chuyển sang nợ quá hạn và số tiền lãi chậm trả bị tính phạt theo tỷ lệ quy định.

 Nếu món vay áp dụng cách tính lãi gộp, khi khách hàng trả góp trễ hạn thì toàn bộ số tiền góp của kỳ hạn đó bị chuyển sang nợ quá hạn.

Trong cả hai trường hợp trên, nếu món vay có từ 2 kỳ trả góp bị quá hạn trở lên thì toàn bộ dư nợ còn lại của khoản vay sẽ bị chuyển sang quá hạn.

 Nếu món vay tính lãi theo dư nợ thực tế thì khi khách hàng trả nợ trước hạn vẫn tính tiền lãi phải trả theo dư nợ và thời gian sử dụng thực tế không tính phạt.

 Nếu món vay tính theo lãi gộp thì khi trả nợ trước hạn sẽ được chiết khấu tiền lãi trong thời gian trả trước theo mức lãi suất tiền gửi của VPBank tại thời điểm trả trước hạn, kỳ hạn tương ứng với thời gian trả trước bình quân. - Thời gian trả trước hạn bình quân dưới 3 tháng: Lãi suất chiết khấu bằng lãi

suất tiết kiệm không kỳ hạn

- Thời gian trả trước hạn bình quân từ 3 tháng đến dưới 6 tháng: Lãi suất chiết khấu bằng lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 3 tháng.

- Thời gian trả trước hạn bình quân từ 6 tháng trở lên: Lãi suất chiết khấu bằng lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 6 tháng.

Thời gian trả trước hạn bình quân được tính bằng cách lấy tổng thời gian trả trước của các kỳ hạn chia cho số kỳ hạn trả trước.

Trường hợp số tiền trả góp các kỳ không bằng nhau thì thời gian trả trước hạn bình quân tính theo phương pháp bình quân gia quyền với quyền số là số tiền góp định kỳ.

Số tiền chiết khấu = Số tiền trả góp trước hạn * Lãi suất chiết khấu *

Thời gian trả trước hạn bình quân Số tiền còn phải trả nợ = Tổng số tiền trả góp trước hạn - Số tiền chiết khấu

Một phần của tài liệu Mở rộng hoạt động cho vay trả góp tại ngân hàng ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank) (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w