Quy mô vốn và hoạt động còn nhỏ bé
Vốn của VPBank hiện nay cũng còn hạn chế trong khi các ngân hàng nước ngoài đầu tư vào Việt Nam lại đều là những ngân hàng lớn, có tên tuổi. Nếu một khoản lỗ đối với họ chỉ là vết thương nhỏ thì đối với chúng ta có thể vì đó mà bị phá sản. Chính quy mô vốn nhỏ đã hạn chế ngân hàng trong việc tăng dư nợ cho vay, tăng đầu tư… dẫn tới tổng tài sản nhỏ, theo đó lợi nhuận nhỏ. Có thể nói quy mô nhỏ bé là mặt tồn tại lớn nhất của VPBank trong việc mở rộng hoạt động và nâng cao năng lực cạnh tranh.
Mạng lưới hoạt động còn quá ít
VPBank còn thiếu các kênh cung ứng dịch vụ của ngân hàng, không có nhiều chi nhánh, phòng giao dịch để phục vụ khách hàng tốt hơn. Có nhiều trường hợp khách hàng muốn vay của VPBank nhưng tài sản thế chấp hay trụ sở của họ xa địa điểm có chi nhánh của ngân hàng, do vậy ngân hàng thường từ chối những món vay đó do đem lại
nhiều rủi ro bởi ngân hàng không có nhiều hiểu biết tại địa phận đó hoặc có cho vay thì lãi suất thường cao không đáp ứng được yêu cầu cạnh tranh giữa các ngân hàng.
Về nguồn nhân lực
Do phần lớn nhân viên VPBank có tuổi đời trẻ nên dẫn đến một số hạn chế như thiếu kinh nghiệm công tác, đôi lúc chưa biết cách cư xử mềm mỏng, linh hoạt với những khách hàng khó tính, dễ mất bình tĩnh… Nhân lực chưa chuyên nghiệp, còn mang nặng thói quen truyền thống. Cán bộ ngân hàng thường xác định rằng họ hoàn thành nhiệm vụ khi đã "đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng và làm khách hàng hài lòng". Việc đánh giá phân loại khách hàng cũng chủ yếu nhằm mục đích đánh giá rủi ro và chất lượng dịch vụ, chứ chưa quan tâm đến việc xác định rõ đâu là khách hàng tiềm năng để có thể đầu tư, hoặc tư vấn các dịch vụ đầu tư khác ngoài nhu cầu của họ. Nhân viên các quầy giao dịch cũng chưa được quan tâm và đầu tư nhiều. Họ là bộ mặt của ngân hàng, chính vì vậy cần phải được uốn nắn và kiểm soát nghiêm ngặt, thường xuyên cả về kỹ năng giao tiếp và phong cách phục vụ.
Chưa có một bộ phận chuyên trách về Marketing
Mặc dù trong thời gian qua, công tác quảng cáo, xây dựng thương hiệu và tiếp thị sản phẩm tới từng khách hàng đã được ngân hàng chú trọng. Tuy nhiên, việc đảm nhiệm các công việc này vẫn chưa có sự phân công rõ ràng, bộ phận nào đảm nhiệm công tác marketing của bộ phận ấy. Dẫn tới các cán bộ tín dụng ôm đồm nhiều loại hình công việc, không tập trung, chuyên sâu vào lĩnh vực chuyên môn nhất định, hiệu quả công việc marketing không cao. Chính vì vậy, khách hàng sử dụng dịch vụ cho vay trả góp của ngân hàng chủ yếu là các khách hàng truyền thống hoặc được khách hàng cũ giới thiệu đến, chứ các hoạt động quảng cáo, tiếp thị chưa phát huy được hiệu quả.
VPBank còn thiếu một chính sách khách hàng
Chính sách khách hàng còn chưa nhất quán trên toàn bộ hệ thống. Do vậy, việc phân đoạn quản lý khách hàng và phát triển các sản phẩm bán lẻ cũng như các sản phẩm cho vay trả góp còn phân tán và đa dạng. ở VPBank hiện nay, nhất là các chi nhánh cấp
II, phòng tín dụng vẫn chưa được chia ra phục vụ các đối tượng khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp riêng biệt. Điều này sẽ gây trở ngại cho chính chi nhánh đó trong việc tiếp thị khách hàng vì một nhân viên không thể đồng thời phụ trách 2 đối tượng khách hàng với hiệu quả cao nhất.
Như vậy, thị trường tài chính đang phát triển không ngừng với sự tham gia nhiều
hơn của các loại hình kinh doanh. Bên cạnh các NHTM quốc doanh có vốn lớn, chiếm lĩnh thị trường, thì một hệ thống các NHTMCP được cải cách, thêm vào đó là sự tham gia của các NHTM nước ngoài hết sức phát triển; các loại hình công ty tài chính, công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư… Trong môi trường đó, sự cạnh tranh của VPBank với các đối thủ này có thể nói là rất gay gắt. Vì vậy, VPBank cần hiện đại và hiện đại hơn nữa, hoàn thiện và hoàn thiện hơn nữa, đồng thời không ngừng nghiên cứu đưa ra các sản phẩm dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu của mọi cá nhân và tổ chức trong xã hội, để họ trở thành những đối tượng khách hàng lớn của VPBank. Có như vậy, VPBank mới thực sự ngày càng hoàn thiện và phát triển hơn.
CHƯƠNG III
MỘT SỐ GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TRẢ GÓP TẠI NGÂN HÀNG NGOÀI QUỐC DOANH
VIỆT NAM (VPBANK)