Bên cạnh những thuận lợi đó không thể không nói tới những tồn tại làm cản trở quá trình cạnh tranh và phát triển của VPBank trong thời gian tới. Cụ thể là:
Cơ cấu sản phẩm còn chưa đa dạng
Ngân hàng còn chưa chú trọng phát triển sản phẩm mới, chưa có nhiều sản phẩm độc đáo, mang ấn tượng VPBank.
Sản phẩm tín dụng trả góp chưa thể hiện được bản sắc riêng của ngân hàng. Sản phẩm còn chung chung như cho vay trả góp mua ô tô, cho vay trả góp mua nhà… khiến khách hàng không ấn tượng với sản phẩm - điều mà các ngân hàng làm được do có sự khác biệt hoá rất tốt. Hiện tại ngân hàng còn bỏ qua một thị trường có tiềm năng rất lớn đó là thực hiện cho vay trả góp gián tiếp thông qua các đại lý cung cấp sản phẩm hàng hoá – một dạng của thuê mua hiện đại. Chính vì vậy mà số khách hàng đến giao dịch sử dụng dịch vụ này của VPBank còn hạn chế.
Quy mô cho vay còn khá khiêm tốn
Quy mô cho vay trả góp còn khá khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng của ngân hàng cũng như của thị trường. Qua các số liệu đã phân tích ở trên, mặc dù tỷ trọng doanh số và dư nợ bình quân của hoạt động cho vay trả góp so với tổng cho vay chiếm tỷ lệ khá cao và đã có sự tăng trưởng dần qua từng năm. Tuy nhiên, nếu như căn cứ vào mức cầu về sản phẩm dịch vụ cho vay trả góp trên các địa bàn hoạt động mạnh của VPBank như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh,… thì khả năng cung ứng sản phẩm này của ngân hàng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường.
Thị phần chưa mở rộng
Hoạt động cho vay trả góp của VPBank còn khá bó hẹp, chủ yếu là các khách hàng truyền thống đã có quan hệ lâu dài với ngân hàng. Chiến lược khách hàng còn rất hạn chế, hiện nay VPBank chủ yếu tiếp cận khách hàng một cách thụ động. Thực tế, các nhân viên ngân hàng chưa nhận thức được vai trò của mình trong chiến lược khách hàng nên không chủ động tìm kiếm khách hàng mới cho ngân hàng. Việc thực hiện các biện
pháp marketing thu hút thêm khách hàng mới, thực tế chủ yếu được thực hiện tại các chi nhánh và phòng giao dịch nhỏ nên khối lượng khách hàng tăng chậm.