ĐÁNH GIÁ VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TRẢ GÓP TẠI VPBANK

Một phần của tài liệu Mở rộng hoạt động cho vay trả góp tại ngân hàng ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank) (Trang 52)

2.3.1. Những kết quả đạt được

Hoạt động cho vay trả góp của VPBank trong những năm gần đây đã đạt được những kết quả rất khả quan, góp phần quan trọng trong việc thực hiện định hướng của

ngân hàng là xây dựng ngân hàng trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu. Để hiểu rõ thêm về hoạt động này, ta có thể xem xét tỷ trọng của nó so với các hoạt động tín dụng khác qua bảng số liệu sau:

Bảng 5: Tỷ trọng hoạt động cho vay trả góp trong hoạt động tín dụng tại VPBank

(Đơn vị: triệu đồng)

Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọngNăm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Doanh số CVTG 2.985 73% 7.982 75% 5.324 60.8%

Doanh số cho vay 4.088 100% 10.659 100% 8.752 100%

Dư nợ CVTG 1.162 33% 4.532 48.3% 3.982 57.2%

Tổng dư nợ 3.515 100% 9.379 100% 6.953 100%

(Nguồn: Báo cáo thường niên của VPBank các năm)

Qua bảng số liệu trên ta thấy, hoạt động cho vay trả góp của VPBank tăng trưởng khá đều qua các năm. Năm 2006 doanh số cho vay đạt 2.985 triệu đồng. Đến năm 2007 con số này là 7.982 triệu đồng, nhưng đến năm 2008 có phần giảm sút do tình hình suy thoái kinh tế chung, nên doanh số cho vay chỉ chỉ đạt 5.324 triệu đồng.

Với sự tăng trưởng tương đối mạnh, hoạt động cho vay trả góp đã góp phần không nhỏ trong việc đem lại nguồn lợi nhuận lớn cho ngân hàng.

Bảng 6: Kết quả hoạt động kinh doanh của VPBank

(Đơn vị: tỷ đồng)

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Lợi nhuận trước

Trích dự phòng rủi ro 7.11 16.94 31.35 19.8 Tỷ lệ nợ quá hạn 1.37% 0.58% 0.45% 1.5% TNTT và dự phòng/ Tổng tài sản 1.12% 0.98% 0.85% 1.23% TNTT và dự phòng/ Tổng vốn chủ sở hữu 20.5% 18.4% 16.2% 25%

(Nguồn: Báo cáo thường niên của VPBank 2005 - 2008)

Năm 2005, VPBank đạt kết quả lợi nhuận trước thuế và dự phòng là 83,32 tỷ đồng; tăng 23,3 tỷ đồng so với năm 2004. Sau khi trích dự phòng 7,11 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế và sau dự phòng còn lại là 76,21 tỷ đồng và vượt 39% kế hoạch. Tỷ lệ nợ quá hạn đạt mức 1,37% (kế hoạch là 2%).

Mặc dù trong quá trình hoạt động những năm qua, nợ quá hạn mới vẫn tiếp tục phát sinh nhưng tỷ lệ nợ xấu thực sự vẫn ở mức thấp. Năm 2006 và năm 2007 có giảm sút nhưng do tình hình kinh tế suy thoái vì vậy năm 2008 tỷ lệ nợ xấu tăng hơn so với các năm trước chiếm 1.5% tổng dư nợ. Hơn nữa tất cả các khoản nợ đều có tài sản đảm bảo đầy đủ, nên khả năng thu hồi nợ rất cao. Hầu hết các khoản nợ quá hạn mới phát sinh đều được thu hồi ngay trong năm, rủi ro thất thoát thấp.

Các tỷ lệ an toàn vốn cũng được VPBank duy trì theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước. Theo quy định cũ thì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của VPBank thường đạt khoảng 8% (vượt không đáng kể). Nhưng từ khi ban hành quyết định 457 thì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của VPBank thường đạt trên 12% vì tỷ lệ tài sản có rủi ro khi tính hệ số này được khấu trừ bớt một tỷ lệ theo giá trị tài sản đảm bảo. Năm 2008, do tình hình bất ổn của nền kinh tế nên tỷ lệ vốn an toàn của VPBank vì thế cũng bị giảm sút theo tình hình chung.

Các tỷ lệ an toàn của VPBank đến 31/12/2005 như sau:

TT Loại tỷ suất Tiêu

chuẩn Thực hiện Năm 2007 Thực hiện Năm 2008 1 Tỷ lệ vốn ngắn hạn đã sử dụng cho vay trung-dài hạn ≤ 20% 1,3% 1,4% 2 Tỷ lệ khả năng chi trả (TS có thể thanh toán ngay/TS nợ phải thanh toán ngay)

≥1 253,3% 168%

3 Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (Vốn TC/TS có rủi ro)

≥8% 10,2% 7%

2.3.2. Những thuận lợi

VPBank đã thoát khỏi sự kiểm soát đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước

Như đã nói ở trên, vào những năm đầu thành lập, do sự buông lỏng quản lý của ban lãnh đạo và do cơ chế còn nhiều bất cập mà VPBank đã có những lúc hoạt động không hiệu quả và mắc phải những sai lầm nghiêm trọng. Chính vì vậy, VPBank đã phải chịu sự kiểm soát đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước trong một thời gian khá dài. Những quy định bắt buộc mà ngân hàng Nhà nước đưa ra đối với VPBank đã làm cho Ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động. Tuy nhiên, với sự quyết tâm và kiên trì của Hội đồng quản trị cùng toàn thể cán bộ nhân viên ngân hàng, VPBank được Ngân hàng Nhà nước chính thức ký quyết định chấm dứt tình trạng Kiểm soát đặc biệt, mở ra một giai đoạn mới của ngân hàng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đường lối và chủ trương đúng đắn của Hội đồng quản trị và Ban giám đốc

Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và bùng nổ của công nghệ thông tin, các ngân hàng cần phải ngày càng hoàn thiện, hiện đại hoá, đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ để tránh bị tụt hậu trong cạnh tranh. Nhận thức được tầm quan trọng của các vấn đề trên, Ban lãnh đạo VPBank đã đặt mục tiêu “Xây dựng VPBank thành một ngân hàng

bán lẻ hàng đầu khu vực phía Bắc và trong cả nước”. Từ đó, ngân hàng đã tập trung vào đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ cùng với tầng lớp trung lưu trong xã hội. Việc xây dựng mục tiêu chiến lược nói trên là một quyết định táo bạo và đúng đắn của Hội đồng Quản Trị đã giúp VPBank đứng vững trên thị trường tài chính đầy thách thức và biến động trong thời gian vừa qua.

Bên cạnh đó, việc tách biệt giữa phòng tín dụng cá nhân, phòng tín dụng doanh nghiệp và phòng thẩm định tài sản đảm bảo cũng là một quyết định hoàn toàn đúng đắn, đã tạo ra sự chuyên môn hoá trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Đồng thời, hiệu quả của hoạt động thẩm định khách hàng cũng như thẩm định tài sản được nâng cao bởi những cán bộ thẩm định chuyên nghiệp.

Thủ tục cho vay nhanh gọn, quy trình cho vay chặt chẽ

Sau khi khách hàng cung cấp đầy đủ hồ sơ cho nhân viên tín dụng, trong vòng từ 3 đến 5 ngày cán bộ tín dụng sẽ thực hiện tất cả các công việc như: Thẩm định khách hàng, báo cáo trước Hội đồng tín dụng/ Ban tín dụng, công chứng hợp đồng bảo đảm tiền vay, hoàn thiện hồ sơ tín dụng... Nếu khách hàng đủ điều kiện vay, trong khoảng thời gian trên họ sẽ được đáp ứng ngay nhu cầu tài chính của mình.

Mặc dù phải đảm bảo cho thủ tục vay nhanh gọn, thuận tiện cho khách hàng nhưng cán bộ tín dụng vẫn phải tuân theo một quy trình thống nhất mà ngân hàng đã quy định để đảm bảo đưa ra quyết định chính xác và kiểm soát được mục đích sử dụng vốn của khách hàng. Cũng giống như ở các nước phát triển, trong quy trình nghiệp vụ cho vay của VPBank luôn có phần chấm điểm xếp hạng tín dụng để đánh giá độ rủi ro đối với ngân hàng. Sau khi tổng kết điểm, cán bộ tín dụng có thể đánh giá mức độ rủi ro của khoản tín dụng. Đó chính là một trong những yếu tố xác định chất lượng tín dụng. Hệ thống tính điểm này đã loại bỏ hoàn toàn những đánh giá mang tính cá nhân và nhờ đó làm giảm thời gian xét duyệt từ vài giờ xuống vài phút hoặc vài tuần xuống còn vài ngày.

Từ giữa năm 2003 VPBank đã ký hợp đồng triển khai chương trình phần mềm mới mang tên B2K Advance, chương trình này đã thực hiện online mảng tiền gửi vào tháng 10/2005. Các nghiệp vụ ngân hàng được triển khai trên nền công nghệ tin học hiện đại đã giúp nâng cao tiến độ phục vụ khách hàng, thủ tục giao dịch luôn được đơn giản hoá để tiết kiệm thời gian cho khách hàng, tốc độ xử lý giao dịch khá nhanh chóng, tuân thủ chính xác quy trình làm việc nên cũng hạn chế được sai sót.

Đội ngũ cán bộ tín dụng trẻ, nhiệt tình và nhạy bén

Phần lớn cán bộ tín dụng tại VPBank đều là những nhân viên trẻ, nhiệt huyết với công tác tín dụng, tất cả đều có tinh thần quyết tâm cao, gắn bó tha thiết với VPBank, tin tưởng tuyệt đối vào đường lối, chủ trương của Hội đồng quản trị và Ban giám đốc. Ngoài ra, mỗi cán bộ tín dụng được phân công chịu trách nhiệm cụ thể với từng món vay, theo từng mảng nghiệp vụ, và chịu trách nhiệm thiết lập quan hệ, tiếp thị với theo từng đối tượng khách hàng, đại lýý. Nhờ đó chất lượng công việc được nâng cao, phát huy được năng lực, sở trường cũng như tinh thần trách nhiệm của từng cán bộ tín dụng.

Công tác tiếp thị, xây dựng thương hiệu được chú trọng

Các ngân hàng đều biết rằng nếu khách hàng thu được lợi ích lớn hơn từ sản phẩm của đối thủ, họ sẽ lựa chọn đối thủ của mình và mình sẽ bị loại ra khỏi cuộc chơi. Nhận thức được vấn đề: Hướng tới lợi ích từ một khách hàng chứ không phải lợi ích từ từng sản phẩm, VPBANK luôn cố gắng giữ vững số lượng khách hàng quen, tiếp tục thu hút các khách hàng mới. Trong thời gian qua, VPBank đã chú trọng đến các hoạt động tiếp thị, quảng cáo các sản phẩm mới trên đài, báo, tivi, và các phương tiện truyền thông khác, gửi thư ngỏ đến các thị trường tiềm năng như: các khu trung cư, khu đô thị mới; đồng thời tích cực mở rộng các cuộc hội thảo, chuyên đề, các hoạt động tài trợ để quảng bá cho sản phẩm của mình.

2.3.3. Những hạn chế

Bên cạnh những thuận lợi đó không thể không nói tới những tồn tại làm cản trở quá trình cạnh tranh và phát triển của VPBank trong thời gian tới. Cụ thể là:

Cơ cấu sản phẩm còn chưa đa dạng

Ngân hàng còn chưa chú trọng phát triển sản phẩm mới, chưa có nhiều sản phẩm độc đáo, mang ấn tượng VPBank.

Sản phẩm tín dụng trả góp chưa thể hiện được bản sắc riêng của ngân hàng. Sản phẩm còn chung chung như cho vay trả góp mua ô tô, cho vay trả góp mua nhà… khiến khách hàng không ấn tượng với sản phẩm - điều mà các ngân hàng làm được do có sự khác biệt hoá rất tốt. Hiện tại ngân hàng còn bỏ qua một thị trường có tiềm năng rất lớn đó là thực hiện cho vay trả góp gián tiếp thông qua các đại lý cung cấp sản phẩm hàng hoá – một dạng của thuê mua hiện đại. Chính vì vậy mà số khách hàng đến giao dịch sử dụng dịch vụ này của VPBank còn hạn chế.

Quy mô cho vay còn khá khiêm tốn

Quy mô cho vay trả góp còn khá khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng của ngân hàng cũng như của thị trường. Qua các số liệu đã phân tích ở trên, mặc dù tỷ trọng doanh số và dư nợ bình quân của hoạt động cho vay trả góp so với tổng cho vay chiếm tỷ lệ khá cao và đã có sự tăng trưởng dần qua từng năm. Tuy nhiên, nếu như căn cứ vào mức cầu về sản phẩm dịch vụ cho vay trả góp trên các địa bàn hoạt động mạnh của VPBank như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh,… thì khả năng cung ứng sản phẩm này của ngân hàng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường.

Thị phần chưa mở rộng

Hoạt động cho vay trả góp của VPBank còn khá bó hẹp, chủ yếu là các khách hàng truyền thống đã có quan hệ lâu dài với ngân hàng. Chiến lược khách hàng còn rất hạn chế, hiện nay VPBank chủ yếu tiếp cận khách hàng một cách thụ động. Thực tế, các nhân viên ngân hàng chưa nhận thức được vai trò của mình trong chiến lược khách hàng nên không chủ động tìm kiếm khách hàng mới cho ngân hàng. Việc thực hiện các biện

pháp marketing thu hút thêm khách hàng mới, thực tế chủ yếu được thực hiện tại các chi nhánh và phòng giao dịch nhỏ nên khối lượng khách hàng tăng chậm.

2.3.4. Nguyên nhân hạn chế

2.3.4.1. Nguyên nhân khách quan

Môi trường kinh tế xã hội chưa thực sự ổn định

Trong những năm qua, mặc dù kinh tế nước ta tăng trưởng với tốc độ rất cao (mức tăng trưởng GDP đạt 7-8%) song còn ẩn chứa nhiều bất ổn. Cộng them nền bất ổn kinh tế thế giới nói chung trong năm 2008 cũng góp phần hạn chế sự phát triển của VPBank về mọi mặt.

Môi trường pháp lý ở nước ta còn chưa thực sự hoàn thiện

Cho vay trả góp là một hoạt động dịch vụ còn khá mới mẻ và khó tách bạch cụ thể về nhu cầu vay, do vậy điều kiện pháp lý quy định cho hoạt động này còn chung chung, chưa cụ thể rõ ràng. Hiện tại các ngân hàng mới chỉ dựa vào các luật, quyết định, hướng dẫn chung, rồi tự ban hành các quy chế cho vay của riêng mình. Do đó, chưa có sự thống nhất giữa các quy chế cho vay trả góp của các ngân hàng thương mại. Hơn nữa, các văn bản luật ban hành hưóng dẫn nghiệp vụ các ngân hàng thương mại còn chồng chéo, phủ định lẫn nhau khiến cho các ngân hàng còn khá lúng túng, hạn chế sự chủ động trong kinh doanh.

Khách hàng của ngân hàng

Thu nhập của đa số các tầng lớp dân cư đã được tăng lên rõ rệt trong những năm gần đây, tuy nhiên, do yếu tố tâm lý và thói quen mua sắm tiết kiệm đã ảnh hưởng khá nhiều đến việc phát triển các hoạt động dịch vụ của ngân hàng. Nhìn chung người dân Việt Nam thường ngại mang tiếng đi vay, nhất là vay nợ ngân hàng, điều này đã gây hạn chế các hoạt động cho vay trả góp phát triển. Mức chênh lệch, phân hoá giàu nghèo giữa các vùng, miền, giữa nông thôn và thành thị khá sâu sắc cũng khiến cho việc mở rộng thị trường của ngân hàng về các thị trường nông thôn gặp khó khăn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đối thủ cạnh tranh của ngân hàng

Hiện nay, sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường tài chính đã khiến cho thị phần của các ngân hàng ngày càng bị thu hẹp. Trước xu thế hội nhập của thị trường, với các cơ chế tín dụng cũng được nới lỏng hơn trong một vài năm trở lại đây, có rất nhiều các công ty tài chính, bảo hiểm… cũng đang xâm nhập vào lĩnh vực ngân hàng, đồng thời các ngân hàng cũng xâm nhập vào các lĩnh vực kinh doanh mới có thu nhập cao nhằm thu hút khách hàng về với mình. Hiện nay, hoạt động cho vay trả góp đã được rất nhiều các ngân hàng cung ứng như ngân hàng Quân đội, ACB… Các ngân hàng quốc doanh cũng đang tích cực thâm nhập vào thị trường này với sản phẩm cho vay trả góp tín chấp đối với cán bộ công nhân viên chức. Hơn nữa, hiệp định thương mại Việt – Mỹ chính thức có hiệu lực từ năm 2001, và sẽ hoàn toàn mở cửa thị trường tài chính vào năm 2010 đã và đang là một thách thức rất lớn cho VPBank, bởi các ngân hàng nước ngoài có ưu thế hơn hẳn trong việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ mới hiện đại.

2.3.4.2. Nguyên nhân chủ quan

Quy mô vốn và hoạt động còn nhỏ bé

Vốn của VPBank hiện nay cũng còn hạn chế trong khi các ngân hàng nước ngoài đầu tư vào Việt Nam lại đều là những ngân hàng lớn, có tên tuổi. Nếu một khoản lỗ đối với họ chỉ là vết thương nhỏ thì đối với chúng ta có thể vì đó mà bị phá sản. Chính quy mô vốn nhỏ đã hạn chế ngân hàng trong việc tăng dư nợ cho vay, tăng đầu tư… dẫn tới tổng tài sản nhỏ, theo đó lợi nhuận nhỏ. Có thể nói quy mô nhỏ bé là mặt tồn tại lớn nhất của VPBank trong việc mở rộng hoạt động và nâng cao năng lực cạnh tranh.

Mạng lưới hoạt động còn quá ít

VPBank còn thiếu các kênh cung ứng dịch vụ của ngân hàng, không có nhiều chi nhánh, phòng giao dịch để phục vụ khách hàng tốt hơn. Có nhiều trường hợp khách hàng

Một phần của tài liệu Mở rộng hoạt động cho vay trả góp tại ngân hàng ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank) (Trang 52)