Hoạt động huy động vốn

Một phần của tài liệu Mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Chi nhánh ngân hàng Công thương Ba Đình (Trang 41 - 43)

- Thu lãi từ hoạt động cho vay:

THƯƠNG BA ĐÌNH

2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn

Xác định huy động vốn là nghiệp vụ quan trọng của ngân hàng, giúp ngân hàng mở rộng quy mô và chiếm lĩnh thị trường, do đó Chi nhánh NHCT Ba Đình rất chú trọng đẩy mạnh công tác huy động vốn.

Bảng 2.1: Kết quả huy động vốn

Đơn vị tính : Tỷ đồng

Nguồn: Báo cáo tổng kết năm của chi nhánh NHCT Ba Đình

Năm 2006, tổng số vốn huy động đạt 4.846 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng huy động vốn đạt 16,38%. Tốc độ này khá cao hơn so với tốc độ tăng trưởng của năm 2005. Điều này cho thấy chi nhánh đã chủ động hơn trong việc huy động vốn với những đợt phát hành công cụ nợ để tăng vốn theo nhu cầu của mình.

Năm 2007, tổng nguồn vốn huy động đạt 5141 tỷ đồng, tăng 6.09%, đạt 98,86% so với kế hoạch. Tuy nhiên, trong cơ cấu nguồn vốn huy động năm, 2007 có sự khác biệt so với những năm trước, nếu như những năm trước tiền

Năm 2005 2006 Tăng/ Giảm 2007 Tăng/ Giảm 2008 Tăng/ Giảm Tổng nguồn vốn huy động 4.164 4.846 16,38% 5.141 6,09% 4.493 -12,60% VNĐ 3.694 4.000 15,3% 4.040 0% 3.410 -15,60% Tỷ trọng 83,3% 82,5% 78,58% 75,90% Ngoại tệ quy VNĐ 695 846 21,7% 1.101 30,14% 1.082 -1,7% Tỷ trọng 16,70% 17,50% 21,42% 24,10%

gửi dân cư chiếm tỷ trọng cao trong tổng cơ cấu nguồn vốn huy động thì năm nay có sự điều chỉnh. Tiền gửi dân cư đạt 2.324 tỷ đồng, chỉ đạt 97,3% so với năm 2006 và chiếm 45,2% tổng nguồn vốn huy động. Tiền gửi của các TCKT tăng 43,6%, đạt 2.817 tỷ đồng và chiếm 54,8% tổng vốn huy động.

Sở dĩ tiền gửi TCKT tại Chi nhánh năm 2007 so với các năm trước có mức tăng đột biến là do huy động vốn đầu tư các doanh nghiệp có nhiều tiềm năng đã được quan tâm trú trọng hơn, đặc biệt từ cuối quí II/2007 Chi nhánh đã phân công cụ thể cho từng phòng nghiệp vụ có liên quan đến khách hàng về chi tiêu huy động vốn, hàng tháng có kiểm điểm, đánh giá kết quả nên vốn huy động từ các TCKT đã có chuyển biến tăng lên rõ rệt, nhiều khách hàng vay vốn có tiềm năng về tiền gửi đã chuyển vốn về gửi tại chi nhánh với khối lượng rất lớn, mặt khác Chi nhánh đã có những chính sách khuyến mại thích hợp đối với từng doanh nghiệp nên nhiều doanh nghiệp có vốn lớn vẫn duy trì được mức tiền gửi khá ổn định hoặc đã chuyển thêm vốn về gửi tăng lên tại chi nhánh. Do vậy năm 2007 huy động vốn từ TCKT của Chi nhánh rất thành công, có mức tăng trưởng rất cao.

Sang năm 2008, tổng nguồn vốn huy động đạt 4.493 tỷ đồng, giảm 12,6% so với năm 2007. Tuy nhiên so với kế hoạch đề ra thì đạt 105,7%. Trong đó, tiền gửi của các Tổ chức kinh tế đạt: 2.188 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 48,7% trong tổng nguồn vốn huy động, giảm 22,3%; tiền gửi dân cư đạt 2.305 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 51,3%, giảm 0,8%.

Năm 2008 là năm có nhiều sự biến động về lãi suất huy động, sự cạnh tranh của các ngân hàng hết sức gay gắt nên nguồn vốn huy động đã có xu hướng giảm so với năm 2007 (từ 54,79% xuống 48,7%). Điều này phù hợp với thực trạng của nền kinh tế, khi lãi suất tiền vay tăng cao thì

các doanh nghiệp phải sử dụng tối đa nội lực của mình. Chi nhánh đã giao chỉ tiêu huy động vốn đến từng phòng nghiệp vụ liên quan đến khách hàng, có sự theo dõi biến động của nguồn vốn huy động từng ngày, hàng tháng có sự kiểm điểm, đánh giá kết quả nên nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế đã bớt sụt giảm. Bên cạnh đó, bằng vị thế thương hiệu Vietinbank kết hợp với chính sách khuyến khích nội bộ, chính sách khách hàng hết sức linh hoạt, phù hợp với đặc thù từng loại doanh nghiệp nên Chi nhánh đã duy trì, củng cố thêm mối quan hệ gắn bó với các khách hàng có nguồn tiền ửi ổn định và tiềm năng.

Tuy nhiên, do tác động của cuộc cạnh tranh lãi suất giữa các tổ chức tín dụng, sự biến động phức tạp của giá vàng và ngoại tệ trong năm 2008 nên nguồn vốn huy động tiết kiệm dân cư vẫn sụt giảm 0,8% so với năm 2007. Về lâu dài, nguồn vốn huy động từ dân cư mới là nguồn vốn ổn định và nhất định phải giữ vững thị phần. Với thực trạng hiện tại thì giữ vững và tăng thị phần huy động vốn trong dân đang là bài toán khó và đặt ra nhiều thách thức đối với Chi nhánh.

Một phần của tài liệu Mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Chi nhánh ngân hàng Công thương Ba Đình (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w