- Thu lãi từ hoạt động cho vay:
THƯƠNG BA ĐÌNH
3.2.4. Đổi mới, xây dựng và vận hành một chính sách lãi suất linh hoạt
Lãi suất ngân hàng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: nhu cầu vay vốn của khách hàng, lãi suất của các ngân hàng cạnh tranh, lãi suất của Ngân hàng Nhà nước, quy định của Chính phủ, chi phí hoạt động của ngân hàng,
lãi suất huy động, lợi nhuận ngân hàng,.. Mục đích của việc thiết lập chính sách lãi suất là mở rộng tín dụng đối với DNNVV và đem lại một mức lợi nhuận hợp lý.
Các DNNVV vì có số vốn không lớn cho nên việc sử dụng vốn vào sản xuất kinh doanh phải được tính toán cẩn thận, chi tiết, kỹ càng về các khoản chi phí, trong đó có lãi vay ngân hàng. Do vậy một mức lãi suất hợp lý sẽ thu hút được sự quan tâm của các doanh nghiệp. Thực tế là trong quá trình xét duyệt cho vay các DNNVV, cán bộ tín dụng luôn có sự thận trọng trước những rủi ro tiềm ẩn, họ phải mất rất nhiều thời gian, chi phí kiểm tra do đó làm cho lãi suất đầu ra có xu hướng tăng lên. Cộng với những khoản chi phí phát sinh trong quá trình giao dịch, những khoản vay này có thể sẽ trở nên đắt đối với các doanh nghiệp, khiến việc vay vốn bị hạn chế. Vì thế nếu lãi suất vay được giảm đi thì sẽ khuyến khích được các doanh nghiệp mạnh dạn hơn trong việc vay vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh.
Sự linh hoạt trong chính sách vay vốn ở đây phải được thể hiện có nhiều mức lãi suất khác nhau đối với từng loại doanh nghiệp và phải chủ động trong việc áp dụng mức lãi suất hợp lý cho từng khách hàng, trong từng thời kỳ cụ thể. Ưu tiên những khách hàng truyền thống, những doanh nghiệp có tình hình kinh doanh tốt, chiến lược kinh doanh phù hợp. Có như thế thì mới tạo được thêm các khách hàng thường xuyên, tăng thêm lợi nhuận cho ngân hàng.