Hoạt động cho vay

Một phần của tài liệu Mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Chi nhánh ngân hàng Công thương Ba Đình (Trang 43 - 46)

- Thu lãi từ hoạt động cho vay:

THƯƠNG BA ĐÌNH

2.1.3.2. Hoạt động cho vay

Cho vay là hoạt động mang lại lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng cũng như nâng cao uy tín của ngân hàng trên thị trường. Chi nhánh NHCT Ba Đình luôn chú trọng đến các sản phẩm cho vay có thời hạn ngắn và quy mô nhỏ. Đồng tiền cho vay chủ yếu là VNĐ, còn ngoại tệ chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong dư nợ cho vay của Chi nhánh NHCT Ba Đình.

Bảng 2.2 : Tình hình dư nợ cho vay

Đơn vị tính : Tỷ đồng

Năm 2005 2006 Tăng/giảm 2007 Tăng/ Giảm 2008 Tăng/ Giảm Tổng dư nợ cho

vay 2.816 2.360 -16,19% 2.643 11,99% 3.210 21,1% Dư nợ theo loại

tiền VNĐ 1.950 1.710 -12,31% 1.844 7,80% 2.213 20,0% Ngoại tệ quy VNĐ 866 650 -24,94% 799 22,90% 988 23,7% Dư nợ theo kỳ hạn Dư nợ ngắn hạn 1.850 1.861 0,59% 2.195 17,90% 2.087 -4,9% Dư nợ trung và dài hạn 966 499 -48,35% 448 10,20% 1.114 148,7%

Nguồn : Báo cáo tổng kết năm của Chi nhánh NHCT Ba Đình

Qua bảng số liệu cho ta thấy, năm 2006 dư nợ tín dụng của chi nhánh giảm 16,19% so với năm 2005 và giảm 10% so với kế hoạch đề ra. Các doanh nghiệp có sư nợ giảm nhiều như : Vinafood giảm 411 tỷ, Nhà máy đạm Phú Mỹ giảm 43 tỷ, Vinachem giảm 40 tỷ.... Mặt khác, việc tìm kiếm và khai thác khách hàng cho vay còn nhiều hạn chế nên dư nợ năm 2006 chẳng những không tăng mà còn sụt giảm. Mặc khác trong năm 2006 có rất nhiều những ngân hàng mới được thành lập, đặc biệt là các ngân hàng nướcc ngoài do vậy sự cạnh tranh trên thị trường ngân hàng ngày càng gay gắt, khiến cho doanh số cho vay của chi nhánh trong năm 2006 giảm sút nhẹ.

Tuy nhiên bước sang năm 2007 chất lượng tín dụng tuy đã đươc củng cố, cho vay có chọn lọc, tuân thủ điều kiện tín dụng qui định nhưng dư nợ còn chứa nhiều rủi ro tiềm ẩn, nợ nhóm II thường xuyên chiếm tỷ trọng trên 10% tổng dư nợ có nguy cơ tăng nhóm cao chủ yếu tái xuất hiện ở một số doanh nghiệp trong ngành xây dựng giao thông vận tải. Do vậy việc thực hiện các

chỉ tiêu về hoạt động tín dụng cua NHCT Việt nam giao trong năm 2007 gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên nhờ có các chính sách hợp lý như: phân công cán bộ từ Ban giám đốc đến cán bộ mở chiến dịch đi tiếp cận các khách hàng có dự án tốt, mời về vay vốn tại Chi nhánh cho nên hoạt động tín dụng đã có những nét khởi sắc mới, dư nợ tăng nhanh trong 6 tháng cuối năm 2007 với cơ cấu chất lượng dư nợ theo ngành ngày càng vững chắc, cơ cấu dư nợ cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã có sự thay đổi và số lượng doanh nghiệp vay vốn tăng lên rõ rệt, kể cả các khách hàng vay vốn từ nguồn vốn hỗ trợ JBIC. Đồng thời bám sát và kiên quyết giảm dần dư nợ ở những doanh nghiệp có tình hình tài chính yếu kém, có TSBĐ khó quản lý, quýêt liệt trong công tác thu hồi nợ ngoại bảng kể cả đi đòi nợ thay cho khách hàng để có nguồn thu nợ…nên kết thúc năm 2007 thực hiện các chỉ tiêu tín dụng đã có những kết quả khả quan: dư nợ đến cuối năm 2007 đạt 2.643 tỷ đồng, tăng 12%, vượt kế hoạch năm 4,9%, trong đó dư nợ cho vay VNĐ 1.844 tỷ, tăng 22,9%.

Trong năm 2008 tình hình sản xuất kinh doanh của cácc doanh nghiệp nói chung gặp rất nhiều khó khăn do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế. Dư nợ đạt 3.201 tỷ đồng, tăng 21,1%, vượt 2,6% kế hoạch giao năm 2008. Trong đó dư nợ cho vay VNĐ là 2.213 tỷ đồng, tăng 20%, dư nợ cho vay ngoại tệ quy VNĐ là 988 tỷ đồng, tăng 23,7%. Bên cạnh đó, tình hình hoạt động của các doanh nghiệp có quan hệ tín dụng tại chi nhánh đặc biệt là các Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, giao thông, vận tải biển đang gặp rất nhiều khó khăn như: chi phí đầu vào tăng đột biến (chủ yếu do giá cả đầu vào tăng, lãi suất tiền vay cao), doanh thu sụt giảm mạnh, yếu kém về tài chính đã ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng tín dụng và việc trích lập dự phòng rủi ro, từ đó ảnh hưởng tới hiệu qủa hoạt động kinh doanh chung của Chi nhánh.

Một phần của tài liệu Mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Chi nhánh ngân hàng Công thương Ba Đình (Trang 43 - 46)

w