- Thu lãi từ hoạt động cho vay:
THƯƠNG BA ĐÌNH
3.2.3. Nâng cao công tác thẩm định chất luợng khách hàng và thẩm định dự án
định dự án
Thẩm định khách hàng và thẩm định dự án là hai buớc quan trọng nhất trong quá trình cho vay của NHTM. Nếu công tác thẩm định chính xác thì ngân hàng có một khoản tín dụng an toàn, còn ngược lai nếu thẩm định không tốt thì ngân hàng sẽ gặp rất nhiều rủi ro khi cho vay. Đặc biệt là đối với các DNNVV có tình hình tài chính không ổn định và tài sản đảm bảo còn nhiều hạn chế.
Vì vậy quy trình thẩm định cần phải được tiến hành một cách khoa học và khách quan để vừa đảm bảo an toàn cho ngân hàng vừa đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng thuận tiện. Do đó nâng cao chất lượng công tác thẩm định truớc khi cho vay sẽ góp phần nâng cao chất lượng tín dụng. Công tác thẩm định đối với doanh nghiệp có chất luợng phải phản ánh chính xác, trung thực, kịp thời các thông tin về doanh nghiệp liên quan đến việc cho vay.
Các cán bộ tín dụng cần phải có trình độ chuyên môn cao, có khả năng nhận định và đánh giá tình hình của doanh nghiệp. Muốn vậy, ngân hàng cần tổ chức các lớp huấn luyện kỹ năng thu thập, phân tích và đánh giá cho các cán bộ thẩm định, để có thể rút ra đuợc những kết luận về tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp một cách chính xác, nhanh chóng.
Mặt khác, các thông tin trực tiếp và gián tiếp thu thập liên quan đến dự án sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng thẩm định dự án. Vì vậy ngân hàng cần thiết lập mạng thông tin nội bộ chặt chẽ, cơ chế truyền tin thông suốt giữa các bộ phận có liên quan trong toàn hệ thống ngân hàng để có được cái nhìn bao quát về mọi mặt của khách hàng.
Ngày nay, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật giúp cho các cán bộ thẩm định rút ngắn thời gian thẩm định và tăng tính chính xác của kết quả thẩm định. Chính vì thế, việc đầu tư cho công nghệ máy móc kỹ thuật cũng là một hoạt động chiến lược. Tuy nhiên nó cần phải được tuân thủ theo các yêu cầu về tiết kiệm mới có thể đảm bảo chất lượng thẩm định trước khi cho vay.
Ngoài ra, công tác thẩm định gồm nhiều bước thực hiện, vì thế để nâng cao chất lượng thẩm định cần tổ chức các bước một cách khoa học, hợp lý, đồng bộ, phân công trách nhiệm cụ thể cho từng cán bộ. Đồng thời kiểm tra giám sát chặt chẽ theo các tiêu chuẩn đã đề ra.
Trên cơ sở thực hiện tốt các biện pháp trên đây, ngân hàng sẽ nâng cao chất lượng thẩm định dự án. Từ đó kết quả của công tác thẩm định có độ tin cậy cao. Khả năng chịu tổn thất do rủi ro khi cho vay nhất là đối với các DNNVV sẽ thấp hơn, giúp ngân hàng nâng cao chất lượng tín dụng.