lĩnh vực tài chính, hệ thống ngân hàng Nhật Bản đã phải chịu áp lực trước 1 số khó khăn nhất định. Trước đây, các công ty phụ thuộc rất lớn vào sự giúp đỡ về tài chính từ hệ thống ngân hàng không những về vốn vay mà còn cả đảm bảo tài chính đối với các chứng khoán do doanh nghiệp phát hành. Những điều kiện trong phát hành và niêm yết chứng khoán ngày càng được nới lỏng, cho phép các doanh nghiệp thu hút vốn từ thị trường nước ngoài, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp lẫn người dân Nhật Bản trong việc lựa chọn hình thức đầu tư hay tiết kiệm. Trong khi đó, các ngân hàng Nhật vẫn bị bó buộc vào những quy định cũ như không được chứng khoán hóa các khoản nợ hay được phép mở các hoạt động kinh doanh mới có thể thu được phí như bảo lãnh cho vay. Điều này buộc ngân hàng Nhật tập trung chủ yếu vào những hoạt động kinh doanh truyền thống như nhận tiêng gửi và cho vay. Do vậy, các ngân hàng Nhật Bản phải hướng sự ưu tiên cho vay của mình vào các cá nhân và công ty kinh doanh bất động sản. Trong thập niên 80, nền kinh tế Nhật Bản phát triển rất cao với mức lạm phát ≈0, đã làm giá cả bất động sản tăng cao chưa từng có. Vì vậy, để cạnh tranh, các ngân hàng đã cho vay rất nhiều để đáp ứng nhu cầu đầu tư bất động sản. Các khoản tài sản cầm cố đi vay này lại chính là bất động sản. Do giá đang tăng nên bất động sản thường được định giá quá cao, Điều này đã tạo ra cái gọi là “bong bóng bất động sản”. Tuy nhiên sự phát triển thị trường bất động sản và tiêu dùng cá nhân chỉ diễn ra tốt đẹp khi nền kinh tế phát triển. Do đó, khi nền kinh tế Nhật Bản bắt đầu suy thoái những năm đầu thập kỷ 90, giá trị bất động sản giảm mạnh, giá trị tài sản cầm cố do đó cũng mất giá nghiêm trọng, doanh nghiệp không còn khả năng trả nợ và nợ xấu trong hệ thống ngân hàng càng tăng cao. Để giải quyết tình trạng trì trệ này, Bộ Tài chính Nhật Bản ngay từ đầu thập kỷ 90 đã đề ra kế hoạch cải tổ 3 bước:
hàng, ≈ 12% GDP. Trong đó, 24 nghìn tỷ Yên để tái cấp vốn cho những ngân hàng yêu kém, 18 nghìn tỷ Yên đê đảm bảo cho các khoản tiền gửi ngân hàng. Chính Phủ Nhật Bản hy vọng việc bơm tiền vào hệ thống ngân hàng sẽ giúp ngân hàng phục hồi và khoản tiền trên sẽ được dùng để giúp các ngân hàng thoát khỏi tình trạng thiếu vốn mà họ đang phải đồi mặt.
Bước 2: Đẩy mạnh việc giải quyết vấn đề nợ xấu.
Bước 3: Bán lại những khoản nợ sau khi đã được tái cơ cấu.
Để thực hiện bước 2 và 3, năm 1992, Công ty Mua tín dụng doanh nghiệp (Cooperative Credit Purchasing Company) được thành lập để mua lại những khoản nợ doanh nghiệp vay đầu tư vào bất động sản và bán nó dưới danh nghĩa ngân hàng. Cơ quan Giám sát tài chính cũng được thành lập để giám sát hoạt động của các ngân hàng cũng như các tổ chức tài chính.
Tuy nhiên trên thực tế, kế hoạch trên không mang lại nhiều hiệu quả. Vào cuối những năm 1996, Chính phủ Nhật Bản một lần nữa công bố 1 kế hoạch cải tổ sâu rộng ngành ngân hàng nói riêng và hệ thống tài chính nói chung nhằm xây dựng 1 hệ thống ngân hàng vững mạnh, mở cửa và hội nhập quốc tế. Kế hoạch này còn được gọi là Kế hoạch Đại cải (Big Bang), trong đó mục tiêu cải cách lĩnh vực ngân hàng gồm:
Tăng cường trợ giúp khả năng thanh khoản của những ngân hàng gặp khó khăn.
Trợ giúp tài chính cho kế hoạch hợp nhất giữa các ngân hàng.
Trợ giúp vốn cho các ngân hàng yếu nhưng có khả năng tồn tại.
Quốc hữu hóa những ngân hàng không thể tồn tại.
Chính phủ có chủ trương để cho các ngân hàng tự mình giải quyết vấn đề nợ khó đòi bằng cách kiểm soát và thắt chặt các khoản cấp tín dụng.
Nhưng chủ trương này lại vấp phải rất nhiều sự chỉ trích do đối tượng đầu tiên mà các ngân hàng nhắm tới là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong khi đó tại Nhật Bản đây là bộ phận doanh nghiệp có tỷ trọng rất lớn. Điều này sẽ làm cho các doanh nghiệp này không thể tiếp cận được vốn ngân hàng, dẫn tới sự suy yếu nói chung của nền kinh tế Nhật Bản.
Một giải pháp nữa được đưa ra trong quá trình cải cách là quốc hữu hóa 1 số NHTM của Nhật Bản nhằm giúp Nhà nước kiểm soát chặt chẽ hơn nữa những ngân hàng này. Năm 1992, ngân hàng đầu tiên ở Nhật bị phá sản. Đến năm 1997, có thêm 3 ngân hàng lớn nữa cũng phải phá sản vì vấn đề này, đã làm suy giảm một cách đáng kể hoạt động tín dụng trên thị trường Nhật Bản. Kết quả là cuộc khủng hoảng ngân hàng ở Nhật Bản lại nổ ra vào những năm 1997-1998.
Nhật Bản năm 2002 đã đưa ra một kế hoạch nhằm làm hồi sinh hệ thống ngân hàng Nhật Bản với 1 loạt những biện pháp thắt chặt tài chính quyết liệt, trong đó đáng kể nhất là thắt chặt các khoản cho vay, cắt giảm chi phí và cắt giảm số cổ phiếu nắm giữ. Theo chương trình này, tỷ lệ nợ khó đòi trên tổng số các khoản cho vay phải giảm từ mức 6% đến 9% tại thời điểm bắt đầu xuống chỉ còn 4% trong năm 2005. Lượng cổ phiếu nắm giữ bởi các NHTM cho tới năm 2005 cũng không được phép vượt quá 100% lượng vốn tự có của các ngân hàng so với tỷ lệ 140% đến 150% vào thời điểm năm 2002. Chương trình này còn nhằm tới việc cắt giảm lực lượng lao động và kêu gọi sự can thiệp của chính phủ để vực dậy những ngân hàng yếu kém, 1 điều được coi là rất cách mạng ở Nhật Bản, nơi mà các ngân hàng luôn được ngầm hiểu là phải “tự lực cánh sinh”.
Với những sự có thể thiệp tích cực và quyết liệt, trong vòng 1 năm, ngành ngân hàng Nhật Bản đã đạt được những bước tiến đáng kể, tổng cộng nợ khó đòi của hệ thống này đã giảm từ 52 nghìn tỷ Yên (≈434 tỷ USD) trong năm 2002 xuống còn 44,5 nghìn tỷ Yên (≈398 tỷ USD) một năm sau đó.
Chính phủ Nhật Bản và ngân hàng Nhật Bản cũng đã tạo lập nên những quỹ huy động cổ phiếu để các NHTM có thể bán các khoản tồn dự trữ cổ phiếu của mình, song song với việc giải tỏa lượng cổ phiếu khổng lồ này qua các kênh tự do.
Một nét nổi bật khác trong hoạt động hệ thống ngân hàng Nhật Bản là sự liên kết chặt chẽ với các tập đoàn công nghiệp, hình thành nên 1 mô hình kinh tế đặc biệt được gọi là Keiretsu ( mega banks).
• Tóm lại:
Các chính sách kinh tế, đặc biệt là tài chính của Chính phủ Nhật luôn phục vụ cho mục đích và lợi ích của Đảng cầm quyền.
Sức ỳ của các NHTM Nhật Bản tương đối lớn.
Sự xuất hiện các công ty có mối liên hệ với mafia, còn gọi là Yakuza là 1 trong những cản trở lớn đối với công cuộc cải cách ngân hàng ở Nhật Bản. Hơn thế nữa, việc nhiều quan chức ở Bộ Tài chính cũng có mối liên hệ chặt chẽ với các công ty có mối liên hệ với mafia cũng làm vấn đề này thêm trầm trọng.