Hoàn thiện và đẩy mạnh công tác Marketing ngân hàng.

Một phần của tài liệu Giải pháp nhu cầu năng lực tài chính cho Vietcombank trong điều kiện hội nhập (Trang 86 - 87)

Sự ra đời của hoạt động Marketing có ý nghĩa to lớn đối với mọi lĩnh vực và ngày càng khẳng định vai trò của mình trong điều kiện cạnh tranh và hội nhập quốc tế hiện nay. Thực hiện tốt hoạt động Marketing sẽ giúp ngân hàng thu hút được nhiều khách hàng. Đồng thời, hoạt động Marketing giúp ngân hàng định hướng chất lượng kinh doanh, nắm bắt thị trường và khai thác tốt, có hiệu quả nhất mọi nguồn lực của ngân hàng. Hoạt động Marketing là điều kiện thúc đẩy nâng cao năng lực cạnh tranh, nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Để đẩy mạnh công tác Marketing, Vietcombank cần thực hiện một số giải pháp sau:

 Nghiên cứu và thành lập ban, tổ hay nhóm bao gồm các cán bộ có trình độ nghiệp vụ cao, am hiểu kiến thức Marketing, am hiểu thị trường, năng động, sáng tạo thực hiện hoạt động Marketing, định hướng chiến lược cụ thể trình ban lãnh đạo ngân hàng nghiên cứu và triển khai.

 Lãnh đạo ngân hàng là những người nhận thức rõ hơn hết về tác động ảnh hưởng của công tác Marketing, luôn tạo điều kiện tốt nhất để bộ phận Marketing thực hiện tốt hoạt động của mình.

 Đào tạo và phổ biến kiến thức Marketing cho từng bộ phận, đặc biệt là các bộ phận tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, yêu cầu các bộ phận nhận thức và hiểu rõ vai trò của công tác Marketing trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của mình nói riêng, cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động của toàn ngân hàng.

Trên đây là một số giải pháp nhằm củng cố và nâng cao năng lực tài chính tại Vietcombank xét về khả năng chủ quan của chính ngân hàng có thể giải quyết được. Song việc Vietcombank có thực hiện được các giải pháp này

một cách có hiệu quả để có thể nâng cao năng lực tài chính của ngân hàng hay không còn phụ thuộc rất lớn cào chính sách và việc tạo điều kiện của Nhà nước và NHTƯ.

3.3. Kiến nghị.

Hội nhập kinh tế quốc tế trở thành một xu thế thời đại, và diễn ra mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực, biểu hiện xu hướng tất yếu khách quan của nền kinh tế. Để bắt nhịp với xu thế đó, Việt Nam đã chủ động tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế:gia nhập khối ASEAN, tham gia vào khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), ký kết hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ và đang trong tiến trình đàm phán để gia nhập vào Tổ chức thương mại thế giới (WTO), và tham gia vào nhiều tổ chức kinh tế quốc tế cũng như các hiệp định thúc đẩy quan hệ thương mại song phương khác. Trong bối cảnh chung đó của cả nền kinh tế, các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam sẽ phải đối mặt với những thách thức như thế nào, tận dụng cơ hội ra sao và biến thách thức thành cơ hội để không phải thua thiệt trên “sân nhà”. Điều này đòi hỏi hệ thống NHTM phải chủ động nhận thức và sẵn sàng tham gia vào quá trình hội nhập và cạnh tranh này.

Có thể nói, Ngân hàng là một trong những lĩnh vực hết sức nhạy cảm và phải mở cửa gần như hoàn toàn theo các cam kết gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, hệ thống ngân hàng Việt Nam được xếp vào diện các ngành chủ chốt, cần được tái cơ cầu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh. Để giành thế chủ động trong tiến trình hội nhập, Việt Nam cần xây dựng một hệ thống ngân hàng có uy tín, đủ năng lực cạnh tranh, hoạt động có hiệu quả cao, an toàn, có khả năng huy động tốt hơn các nguồn vốn trong xã hội và mở rộng đầu tư.

Việc này đòi hỏi sự nỗ lực nhiều mặt từ phía Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, và chính nội tại các ngân hàng thương mại.

Một phần của tài liệu Giải pháp nhu cầu năng lực tài chính cho Vietcombank trong điều kiện hội nhập (Trang 86 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w