Hoạt động ngân hàng chịu sự quản lý và chi phối của Nhà nước, của môi trường pháp lý cuãng như hệ thống chính sách. Do đó, Vietcombank cần có sự trợ giúp của Chính phủ và Nhà nước, có thể thông qua một số kiến nghị sau:
Nhà nước tiếp tục thực hiện cải cách, đổi mới và hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo khung hành lang pháp lý đầy đủ, đồng bộ cho mọi hoạt động kinh tế nói chung và lĩnh vực ngân hàng nói riêng, đảm bảo hệ thống pháp luật thực sự đi trước một bước, là người dẫn đường trong định hướng hoạt động kinh doanh, là công cụ bảo đảm cán cân công lý trong giải quyết mâu thuẫn khi nảy sinh tranh chấp, đảm bảo tính tự chủ, tự quyết trong kinh doanh, quyền bình đẳng, lành mạnh và an toàn, hiệu quả đối với mỗi thể chế khi tham gia trên thương trường. Đặc biệt phải có một hệ thống pháp lý hoàn chỉnh, có hiệu lực, đáng tin cậy và có vai trò quan trọng trong việc tạo ra một hệ thống tài chính ngân hàng lành mạnh, chẳng hạn:
Hoàn thiện các văn bản pháp luật, thủ tục hành chính liên quan đến vấn đề nợ quá hạn.
Sớm rà soát, chỉnh sửa và xây dựng mới các văn bản luật, cơ sở pháp lý phù hợp với việc nâng cao năng lực tài chính cho các ngân hàng trong tình trạng cạnh tranh hiện nay. Đặc biệt văn bản luật liên quan đến việc ứng dụng kỹ thuật công nghệ vào ngân hàng. Ví dụ: Ban hành quy chế phát hành và sử dụng các phương tiện thanh toán điện tử, công nhận giá trị pháp lý của chữ ký điện tử cũng như công nhận chứng từ của văn bản điển tử trong các hợp đồng nhân sự.
Đề nghị Chính phủ cần tập trung hơn nữa đầu tư bằng nguồn vốn ngân hàng để nhằm nâng cao năng lực tài chính cho ngân hàng vì hiện nay vốn tự có của các NHTM quốc doanh còn quá thấp, điều này ảnh hưởng đến cơ cấu hoạt động kinh doanh của ngân hàng như:
Do quy định về giới hạn an toàn vốn, chảng hạn theo luật ngân hàng thì ngân hàng không được huy động vốn tối đa quá 20% vốn tự có của mình, dư nợ đối với một khách hàng không quá 15% vốn tự có đã phần nào làm cản trở các ngân hàng mở rộng các hoạt động kinh doanh của mình như huy động vốn, cho vay, đầu tư vào các chương trình, dự án lớn.
Mặt khác do vốn tự có thấp cũng gây mất an toàn cho chinhg ngân hàng và cho nền kinh tế nước nhà, hạn chế quá trình hội nhập khu vực và quốc tế. Đòi hỏi nhà nước phải có những đường lối, định hướng, chính sách đúng đắn dẫn đường cho hệ thống tài chính quốc gia.
Nhà nước và Chính phủ cần có sự hỗ trợ cho quá trình cơ cấu lại, hiện đại hóa hệ thống ngân hàng. Để hoạt động này diễn ra nhanh chóng và có hiệu quả thì đòi hỏi cần phải có sự hỗ trọ của Nhà nước trong nhiêu lĩnh vực. Trong điều kiện nguồn ngân sách có hạn và kinh nghiệm còn thiếu, việc huy động nguồn lực từ bên ngoài thông qua các khoản viện trợ, vay nợ và tranh thủ sự trợ giúp của các chuyên gia từ các tổ chức quốc tế, các nước là hết sức cần thiết. Có thể coi đây là một khoản đàu tư dài hạn cơ bản và quan trọng. Chính phủ cần dành cho ngân hàng sự ưu tiên để thực hiện quá trình cơ cấu lại, hiện đại hóa công nghệ được thực hiện một cách thuận lợi nhất.
Nhà nước cần có chính sách, động lực đẩy mạnh tiến trình phát huy nội lực, chủ động hội nhập. Đây là yếu tố có tính chất quyết định. Từng cấp, từng ngành, mọi thành phần kinh tế và mọi người dân Việt Nam cần nhận thức đầy đủ và sâu sắc về hội nhập đẻ chủ động tìm hiểu và tham gia hội nhập. Cần nhận thức rõ hội nhập tức là đối mặt với thách thức và nguy cơ phá sản của hàng loạt doanh nghiệp yếu
kém, không đủ năng lực tài chính, không có khả năng cạnh tranh. Vì vậy, phải có chính sách đề các ngân hàng biết khai thác tiềm năng, thế mạnh sẵn có một cách hiệu quả, đặc biệt là nâng cao vị thế và phát huy nội lực.
Một cơn địa chấn toàn cầu kèm theo một trận bão lớn với sức gió chưa từng có trong lịch sử đang tiến đến, và một phần nào đã đổ bộ lên nước ta. Vậy mà chúng ta vẫn chưa có một cơ quan dự báo nào để ước tính mức tàn phá và đề ra các chiến lược phòng chống. Khả năng là hoạt động kinh doanh, xuất khẩu của năm 2009 sẽ còn tăng tốc suy giảm, nếu nhà nước không nhanh chóng lập dự báo chính xác và ban hành những biện pháp thích ứng kịp thời.