Thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro chặt chẽ.

Một phần của tài liệu Giải pháp nhu cầu năng lực tài chính cho Vietcombank trong điều kiện hội nhập (Trang 78 - 80)

 Phối hợp chặt chẽ giữa Phòng Quản lý Nợ có vấn đề với các Phòng Khách hàng và Phòng doanh nghiệp vừa và nhỏ để đưa ra biện pháp thu nợ cụ thể đối với từng khách hàng đảm bảo hạn chế tăng nợ đọng, xử lý nhanh, kịp thời các khoản nợ quá hạn, nợ khó đòi. Giám sát thường xuyên hoạt động của khách hàng, để đảm bảo thu hồi nợ đúng hạn. Thường xuyên nhắc nhở kế hoạch trả nợ cho ngân hàng, tư vấn cho kế hoạch thực hiện kinh doanh có hiệu quả, thậm chí giúp đõ khách hàng về tài chính để vượt qua khó khăn, phục hồi sản xuất kinh doanh có khả năng trả nợ cho ngân hàng…

 Trong nền kinh tế thị trường, mối quan hệ vay trả và việc chiếm dụng vốn lẫn nhau là điều không thể tránh khỏi. Chính vì vậy, Vietcombank phải luôn xác định lĩnh vực tím dụng là nơi sản xuất trực tiếp tình trạng nợ quá hạn, nợ xấu. Và thực nghiệm cho thấy việc tồn tại nợ quá hạn, nợ xấu khó đòi là một tất yếu trong ngành ngân hàng. Do đó, ngân hàng sẽ là người lãnh nhận đầu tiên và nặng nề nhất những hậu quả nếu không biết khắc phục tình trạng đó. Nhưng tỷ lệ nợ quá hạn là bao nhiêu thì hợp lý để vừa đảm bảo khả năng thanh toán, vừa đảm bảo khả năng thu được lợi nhuận cho ngân hàng. Tỷ lệ nợ quá hạn cao là một khó khăn đối với ngân hàng, nó không chỉ ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh mà còn trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của ngân hàng. Do vậy, để ngăn chặn đà gia tăng nợ xấu và cải thiện chất lượng, hiệu quả tín dụng thì VCB cần phải thực hiện một số biện pháp sau:

 Ngoài việc tích cực xử lý nợ xấu, nợ tồn đọng thì ngân hàng cần phải có một chiến lược nhằm ngăn chặn nợ xấu mới phát sonh thông qua

việc nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng và chất lượng thẩm định các dự án cho vay mới, theo dõi sát sao các khoản nợ đã cho vay nhưng chưa đến hạn, xây dựng hệ thống thông tin về khách hàng, phân loại khách hàng, cũng như theo dõi chặt chẽ tình hình kinh doanh của họ, phân cấp cho vay, hạn chế tín dụng đối với mỗi khách hàng, đồng thời ngân hàng cũng phải lập báo cáo phân tích tài sản nợ, tài sản có theo kỳ đáo hạn.

Cụ thể:

• Thực hiện chặt chẽ quy trình thẩm định trong việc xét duyệt dự án vay vốn và cho vay đối với các kế hoạch lớn.

• Chấn chỉnh và thường xuyên kiểm tra xử lý kịp thời các hiện tượng cán bộ thẩm định móc nối với kế hoạch để cố tình xét duyệt cho vay.

• Thực hiện việc kiểm soát ngay sau khi cho vay (bao gồm kiểm tra lại thủ tục và việc sử dụng vốn vay).

• Kiểm soát chặt chẽ, hạn chế tối đa khả năng phát sinh nợ quá hạn mới.

 Do nguồn tài chính để xử lý nợ tồn đọng của chi nhánh chủ yếu từ quỹ dự phòng rủi ro và bán tài sản đảm bảo của các khoản vay còn rất hạn chế, trong khi việc trích lập rủi ro còn chưa theo đúng tiêu chuẩn quốc tế. Do đó, ngoài việc trích lập dự phòng rủi ro cụ thể dựa trên các khoản vay, ngân hàng cần phải có những biện pháp khác để nâng cao mức dự phòng rủi ro tín dụng.

 Trong việc xử lý nợ tồn đọng, ngân hàng phải thực sự phát huy tính chủ động của mình bằng việc thiết lập và tạo dựng một hệ thống về dự báo, giám sát, quản lý rủi ro.

 Ngoài ra, chúng ta đều biết rằng trong hoạt động kinh doanh thì rủi ro là điều tất yếu không thể tránh khỏi, hoạt động nào mang lại lợi nhuận càng lớn thì rủi ro càng cao. Ngân hàng cũng như các doanh

nghiệp khác hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận nên luôn gặp phải rủi ro. Có ba nguyên tắc, biện pháp thường được áp dụng để giảm mức rủi ro lành mạnh hóa tài chính mà các ngân hàng thường sử dụng là: đa dạng hóa, chuyển rủi ro, tìm kiếm thêm thông tin về các chọn lựa và các hiệu quả:

• Đa dạng hóa: Có nghĩa là hướng các hoạt động tín dụng đến đa dạng mà hậu quả của các hoạt động đó không liên quan chặt chẽ với nhau, giúp trừ một số rủi ro. Đa dạng hóa càng thuận lợi khi các khoản vay hay các hoạt động tín dụng khác hướng về hậu quả có quan hệ đối nghịch. Ngân hàng thực hiện đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, phát triển rộng các loại hình dịch vụ mới, đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, đa dạng hóa danh mục đầu tư nhằm phân tán rủi ro…

• Chuyển rủi ro: Khi gặp các hoạt động nhiều rủi ro nhưng cũng nhiều thuận lợi, nhà kinh doanh có thể hạn chế rủi ro bằng cách chuyển rủi ro cho các chủ thể có khả năng chịu đựng rủi ro như công ty Bảo hiểm bằng cách mua bảo hiểm, hay chung lưng gánh chịu rủi ro hoặc bán rủi ro. Trong hoạt động tín dụng, ngân hàng có một số kế hoạch vay chứa đựng nhiều rủi ro, nên từ chối cho vay ngân hàng sẽ mất khách hàng. Vì thế, các ngân hàng thường thực hiện chuyển rủi ro dưới nhiều hình thức như: mua bảo hiểm cho vay, cho vay đồng tài trợ, bán rủi ro…

• Tìm kiếm thêm thông tin và các lựa chọn có hiệu quả: Việc tìm kiếm này sẽ giúp ngân hàng dự đoán tốt hơn và có thể giảm thiểu rủi ro, mang lại hiệu quả kinh tế lớn nhất trong hoạt động kinh doanh của mình.

Một phần của tài liệu Giải pháp nhu cầu năng lực tài chính cho Vietcombank trong điều kiện hội nhập (Trang 78 - 80)