Vấn đề thực tế

Một phần của tài liệu Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp triển khai EPR (Trang 41 - 43)

Với đặc thù là một hệ thống tích hợp công nghệ phần mềm hoàn chỉnh, ERP giúp cho doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động, đẩy mạnh quá trình hoạt động hiệu quả, đẩy mạnh quá trình truyền thông và cải thiện khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Với việc chỉ phải tiến hành nhập liệu một lần cho tất cả các giao dịch có liên quan, các báo cáo khác được thực hiện với độ chính xác cao và tốc độ nhanh hơn. Việc kiểm soát các hạn mức về các mục doanh thu, lợi nhuận, chi phí, tồn kho, công nợ… được tiến hành một cách có hiệu quả hơn trước đi kèm với việc tối ưu hóa các nguồn lực của doanh nghiệp như nguyên vật liệu, máy móc thi công, nhân công… ứng dụng cả trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ. Các quy trình được tích hợp một cách xuyên suốt, các cách biệt giữa các mắt xích trong chu trình làm tăng khả năng trọng tâm hóa công tác quản lý các nguồn lực của doanh nghiệp (quản lý nhân sự, R&D, tài chính – kế toán, bán hàng và quản lý bán hàng, sản xuất, quản trị sản xuất…) vào cùng một hệ thống. Nhờ mối quan hệ chặt chẽ giữa các module trong doanh nghiệp, tính tích hợp được tạo ra một cách bền vững và giải quyết được tình trạng cô lập, ngắt quãng hoặc là “nghẽn mạch” giữa các khâu và các bộ phận khác nhau trong quá trình tương tác và truyền thông. Thông tin được luân chuyển tự động giữa các bước của quy trình và được kiểm soát một cách chặt chẽ. Các thông tin mà doanh nghiệp cần sử dụng có thể được tập trung và sử dụng một cách kịp thời cho tất cả các đối tượng cần sử dụng như khách

hàng, đối tác, cổ đông … Khách hàng sẽ được hài lòng hơn vì việc giao hàng sẽ được thực thi đúng hạn và chính xác. Việc áp dụng ERP cũng đồng nghĩa với việc các hoạt động của doanh nghiệp được tổ chức lại một cách chuyên nghiệp, cải thiện được chất lượng sản phẩm, tiết kiệm toàn bộ chi phí, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và cải thiện khả năng phát triển thương hiệu của doanh nghiệp.

Khi áp dụng ERP trong doanh nghiệp, tất cả các nhân viên trong doanh nghiệp ở các phòng ban khác nhau đều có thể cập nhật thông tin thường xuyên. Khi một bộ phận của doanh nghiệp thực hiện xong đơn hàng thì thông tin đó thì thông tin đó sẽ được tự động kết nối qua ERP và truyền tải đầy đủ thông tin đến các bộ phận khác. Với việc áp dụng ERP, quá trình di chuyển đơn hàng sẽ đi xuyên suốt hệ thống một cách trơn tru, khách hàng sẽ nhận hàng nhanh hơn và sẽ ít xảy ra sai sót hơn.

Trong thời gian gần đây, sau khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, có thể là thời điểm thích hợp để các doanh nghiệp tiến hành lựa chọn và triển khai ERP hay không vẫn là một dấu hỏi lớn. Theo khảo sát của hãng tư vấn Panorama được tiến hành trong năm 2008 dựa trên khảo sát 1300 doanh nghiệp đã áp dụng ERP, có 38% doanh nghiệp phản hồi đang có kế hoạch tiến hành bắt đầu hoặc tiếp tục triển khai ERP, 17% các doanh nghiệp có kế hoạch nâng cấp các hệ thống ERP hiện tại đang áp dụng trong doanh nghiệp, và có 24% các doanh nghiệp trả lời sẽ tiếp tục sử dụng hệ thống và sẽ tiến hành tối ưu hóa.

2.3 Bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa ERP và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Với xu thế phát triển ngày càng mạnh của công nghệ thông tin trong thời đại hiện nay, việc các doanh nghiệp áp dụng công nghệ thông tin vào công cuộc quản lý quá trình sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp là một điều tất yếu.

Một số doanh nghiệp đã áp dụng thành công ERP ở Việt Nam có thể kể đến Kinh Đô, Phong Phú, Vinamilk… Sau đây là một số ví dụ về các doanh nghiệp đã áp dụng ERP thành công ở Việt Nam:

Một phần của tài liệu Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp triển khai EPR (Trang 41 - 43)