Quy mô của các doanh nghiệp nhỏ và vừa

Một phần của tài liệu Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp triển khai EPR (Trang 59 - 60)

Theo nghị định 56/2009/NĐ-CP của chính phủ ngày 30/06/2009 định nghĩa doanh

nghiệp nhỏ và vừa theo quy mô tổng nguồn vốn hoặc theo số lao động bình quân năm (trong đó quy mô tổng nguồn vốn là ưu tiên). Theo quy mô tổng nguồn vốn, doanh nghiệp nhỏ là doanh nghiệp có tổng nguồn vốn từ 20 tỷ đồng trở xuống đối với các doanh nghiệp trong khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp và xây dựng, từ 10 tỷ đồng trở xuống đối với doanh nghiệp thương mai và dịch vụ. Và doanh nghiệp vừa là doanh nghiệp có tổng nguồn vốn từ trên 20 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng đối với các doanh nghiệp trong khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp và xây dựng, từ trên 10 tỷ đồng đến 50 tỷ đồng đối với doanh nghiệp thương mai và dịch vụ.

Theo thống kê mới nhất (tháng 1/2011), số doanh nghiệp nhỏ và vừa của cả nước hiện nay khoảng 500.000, chiếm tới 98% số lượng doanh nghiệp với số vốn đăng ký lên gần 2.313.857 tỷ đồng (tương đương 121 tỷ USD).

Các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngày càng phát triển về số lượng. Tại thời điểm thành lập năm 2005 Hiệp hôi Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam chỉ có 300 hội viên, đến nay, Hiệp hội đã tập hợp được tới 20.000 hội viên và là một trong những hiệp hội có

số lượng hội viên đông đảo nhất nước, có mạng lưới ở 41 tỉnh thành; nhiều chi nhánh ở nước ngoài; một cơ quan ngôn luận và một viện nghiên cứu. Dự kiến, trong 5 năm tới, Hiệp hội phấn đấu đưa số hội viên lên tới 100.000.

Bên cạnh các 500.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa, cả nước còn có khoảng 3 triệu hộ kinh doanh thương mại.

Tuy phát triển mạnh mẽ về số lượng, tuy nhiên quy mô của các doanh nghiệp vẫn còn rất nhỏ. Doanh nghiệp vừa có số vốn từ 20 - 100 tỷ đồng (tương đương 1 - 5 triệu USD) sử dụng cao nhất 300 lao động; còn doanh nghiệp nhỏ chỉ có vốn nhiều nhất 20 tỷ đồng, sử dụng nhiều nhất 200 lao động… Dù vậy, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt ở khu vực tư nhân có hiệu quả đầu tư khá cao so với các khu vực khác và có những đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế của đất nước. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng góp hơn 40% GDP cả nước. Nếu bao gồm cả 133.000 HTX, trang trại và các hộ kinh doanh cá thể thì khu vực này đóng góp vào GDP tới 60%.

Các doanh nghiệp nhỏ và vừa không chỉ đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế của đất nước mà còn đóng góp vào phát triển xã hội. Hiện hay, hơn 50% lực lượng lao động của xã hội làm việc trong các doanh nghiệp này. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp vừa và nhỏ tạo ra hơn một triệu việc làm mới mỗi năm cho số lao động phổ thông (chưa qua đào tạo); góp phần xóa đói giảm nghèo, tăng cường an sinh xã hội…

Sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong những năm gần đây là hết sức to lớn. Tuy nhiên, hiện nay các doanh nghiệp phát triển chủ yếu về số lượng, chất lượng và hiệu quả hoạt động vẫn còn nhiều hạn chế. Doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn có những khó khăn lớn về vốn, khoa học công nghệ, mối liên kết giữa các doanh nghiệp. Và trong giai đoạn hiện nay, khi nền kinh tế có nhiều khó khăn, tính cạnh tranh cao, bài tóan đặt ra cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa là phải có quy trình sản xuất hoạt động kinh doanh hiệu quả, tiết kiệm được chi phí, nâng cao năng suất… Do đó, thật sự cần có những giải pháp hiệu quả để cải tiến quá trình hoạt động sản xuất, ứng dụng khoa học công nghệ để đạt hiệu quả hoạt động cao hơn.

Một phần của tài liệu Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp triển khai EPR (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)