Công tác huy động vốn.

Một phần của tài liệu Tín dụng ngân hàng đối với việc phát triển của các doanh nghiệp ở ngân hàng công thương hoàn kiếm (Trang 33 - 36)

II. Tình hình hoạt động của hệ thống ngân hàng thơng mại nói chung và của ngân hàng

a. Công tác huy động vốn.

Nguồn vốn huy động là điều kiện tiên quyết, là tiền đề của mọi hoạt động kinh doanh tiền tệ trong ngân hàng. Ngân hàng thực hiện ph- ơng châm đi vay để cho vay, ngân hàng chỉ có thể cho vay khi đã có nguồn vốn dồi dào. Trong năm qua ngân hàng công thơng Hoàn kiếm đã nỗ lực trong việc huy động vốn bằng việc mở rộng mạng lới giao dịch đến các cơ sở, đến các trung tâm thơng mại qua các quầy giao dịch, quỹ tiết kiệm bố trí rải rác khắp quận. Đồng thời kết hợp với đổi mới phong cách lề lối làm việc, đa dạng hoá phơng thức huy động vốn, tạo điều kiện cho khách hàng gửi tiền, mua kì phiếu... Qua quá trình hoạt động , ngân hàng đã củng cố đựơc lòng tin của khách hàng trong quận, khách hàng đến giao dịch với ngân hàng ngày càng đông, điều đó đợc thể hiện ở sự tăng lên không ngừng của nguồn vốn huy động trong thời gian qua.

Bảng 1: Nguồn vốn huy động của ngân hàng công thơng Hoàn kiếm (Đơn vị: 1.000.000 đồng) Chỉ tiêu 2000 Tỷ trọng 96 2001 Tỷ trọng 97 Tỷ lệ 97/96 I. TGKH 46947 13,89 207579 38,68 442,00 1. TGKH=VND 46511 13,76 100896 18,80 216,90 - không kỳ hạn 45415 13,44 69663 12,98 153,40 - có kỳ hạn 993 0,29 31196 5,81 314,20 - tiền gửi khác 103 0.03 37 0,01 2. TGKH=ngoại tệ 436 0,13 106683 19,88 - không kỳ hạn 436 0,13 22581 4,20 - có kỳ hạn 84102 15,68 II. TGTK 290879 86,10 329116 61,32 113,15 1. TGTK=VNĐ 290504 86,00 304694 56,77 104,88 - không kỳ hạn 25952 76,82 10746 20,02 41,40 - có kỳ hạn 264552 9,18 293948 36,75 111,00 2. TGTK=ngoại tệ 375 0,11 24422 4,55 Tổng 337826 536695 158,90

Vốn ở ngân hàng công thơng Hoàn kiếm đợc huy động từ nhiều nguồn

khác nhau:

+ Tiền gửi của khách hàng, bao gồm cả tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn, tiền gửi bằng Việt nam đồng, bằng ngoại tệ. Nguồn vốn này chiếm khoảng 20% tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng. Riêng năm 2001 nguồn này chiếm đến 38,7% tổng nguồn vốn, tăng từ 46.947 năm 2000 lên 207.579 triệu đồng năm 2001. Đây là một bớc tăng mà nguyên nhân chính của nó là sang năm 2001, ngân hàng đã lấy lại đợc lòng tin của khách hàng và hoạt động của dịch vụ thanh toán trong ngân hàng tăng lên mạnh mẽ.

+ Tiền gửi tiết kiệm. Tiền gửi tiết kiệm là nguồn vốn huy động chủ yếu của ngân hàng chiếm tới 86% tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng năm 1999, 80% năm 2000 và 61% năm 2001. Tuy gảm về tỷ trọng, nhng so với năm 2000, nguồn vốn này tăng 38.237 triệu đồng hay tăng 13%.

Ngoài hai nguồn vốn chủ yếu trên, ngân hàng còn huy động bằng nhiều nguồn vốn khác nhau nh: bán kỳ phiếu, vay các tổ chức tín dụng, ngân hàng thơng mại khác... và một nguồn vốn tơng đối lớn , đáp ứng cho nhu cầu vốn cấp bách của ngân hàng là vốn điều chuyển từ ngân hàng công thơng trung ơng hay từ các ngân hàng thơng mại khác. Đây là nguồn vốn phụ bổ trợ cho nguồn vốn của ngân hàng khi cần thiết nên không xuất hiện thờng xuyên trong các khoản mục vốn.

Năm 2000, với sự biến động trong nọi bộ ngân hàng, cùng với sự biến động của nền kinh tế , nguồn vốn ngân hàng huy động đợc giảm đi so với năm 1999, chỉ đạt đợc 337.826 triệu đồng, hay đạt mức 81% so với năm 1999. Sang năm 2001, ngân hàng đã lấy lại đợc sự thăng bằng, ổn định. Nguồn vốn tăng lên nhanh chóng, từ 337,826 triệu đồng năm 2000 lên 536.695 triệu đồng năm 2001, tăng 55,9% so với năm 2000, và tăng 28,5% so với năm 1999.

So với năm 1999, 2000, nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ của ngân hàng đã tăng lên một cách mạnh mẽ. Năm 1999, nguồn ngoại tệ huy động chỉ đạt 106 triệu đồng hay 0,025% tổng nguồn vốn huy động, năm 2000, nguồn ngoại tệ đã tăng lên 811 triệu đồng, đạt 0,24% nguồn vốn, đến năm 2001, nguồn ngoại tệ huy động đợc đạt 24,4% tổng vốn huy động hay 131.105 triệu đồng. Năm 2001 nguồn vốn băng ngoại tệ của ngân hàng rất dồi dào, đây là điều kiên hết sức thuận lợi cho ngân hàng trong hoạt động tài trợ cho ngoại thơng.

Nói chung nguồn vốn huy động ở ngân hàng công thơng Hoàn kiếm thờng cao hơn các ngân hàng khác và cao hơn so với nhu cầu cho

vay. Hàng năm, ngân hàng thờng không sử dụng hết vốn huy động và phải điều chuyển về ngân hàng công thơng trung ơng hay điều chuyển đến các chi nhánh khác chứ không rơi vào tình trạng khó khăn thiếu vốn nh ở một số ngân hàng khác.

Một phần của tài liệu Tín dụng ngân hàng đối với việc phát triển của các doanh nghiệp ở ngân hàng công thương hoàn kiếm (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w