Các nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay của chi nhánh ngân hàng ngoại thương Hà Nội (Trang 39 - 42)

* Thông tin và chất lượng thông tin: Trước hết, đó là nguồn thông tin phục vụ cho công tác thẩm định, một trong những nhân tố tác động sâu sắc nhất. Việc phân tích khách hàng chỉ hữu ích khi các thông tin đầu vào phải đảm bảo tính chính xác. Nguồn thông tin thiếu tính trung thực và đầy đủ sẽ dẫn đến toàn bộ

kết quả thẩm định bị sai lệch, dẫn đến kết quả tín dụng không đúng đắn.

Có một vài lý do khiến doanh nghiệp cung cấp những con số tài chính không chính xác so với hoạt động của doanh nghiệp. Thực tế doanh nghiệp nào đi vay cũng sẽ cố gắng tìm cách đưa ra số liệu chứng minh tình hình tài chính là lành mạnh nhất. Kể cả các số liệu đã được kiểm toán đôi khi trên thực tế cũng chưa được sát sao. Vì vậy, trong nhiều trường hợp ngân hàng còn phải tìm cách lấy thông tin từ các cơ quan nhà nước như cơ quan thuế, từ bạn hàng hay chủ nợ của doanh nghiệp,…Nhưng thực tế không phải bất cứ tổ chức nào cũng sẵn lòng hợp tác với ngân hàng. Vì vậy các cán bộ tín dụng cần phải đến tận doanh nghiệp để tìm hiểu thực tế hoạt động của doanh nghiệp.

* Số vụ việc được phát hiện sử dụng vốn sai mục đích: Có nhiều

khách hàng cố tình lừa đảo ngân hàng bằng các thủ đoạn tinh vi. Nhiều khách hàng khi vay được tiền liền thay đổi ý đồ kinh doanh, sử dụng sang mục đích khác mạo hiểm hơn. Và như thế sẽ ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định. Nếu số vụ việc sử dụng vốn sai mục đích càng lớn thì chất lượng thẩm định càng giảm và ngược lại số vụ việc sai mục đích càng ít thì chất lượng tín dụng được đảm bảo.

* Môi trường pháp lý: Cả ngân hàng và doanh nghiệp đều hoạt động

trong một môi trường pháp lý nhất định. Đó là một hệ thống các văn bản pháp luật điều chỉnh của ngân hàng và doanh nghiệp. Nếu như hệ thống văn bản pháp luật chồng chéo, không toàn diện, không đồng bộ có thể dẫn đến hiện tượng không minh bạch trong công bố thông tin, quan liêu,…làm cho thông tin không phản ánh thực tế tình hình hoạt động doanh nghiệp. Và cuối cùng ảnh hưởng đến kết quả thẩm địn.

hàng thương mại càng có sự cạnh tranh mạnh mẽ trong việc chiếm lĩnh thị trường. Sự cạnh tranh này buộc các ngân hàng giảm các thủ tục, thời gian trong việc phân tích và điều này làm cho công tác thẩm định tài chính của các cán bộ tín dụng ngân hàng đôi khi không đầy đủ và thực sự chính xác.

* Thị trường: Nền kinh tế có nhiều sự biến động bất thường không theo một quy luật nào cả, tạo ra các biến động đối với các yếu tố đầu vào và sản phẩm đầu ra của doanh nghiệp. Từ đó, làm cho các kết luận ở nội dung các báo cáo trở nên không chính xác, gây khó khăn cho công tác thẩm định của cán bộ tín dụng ngân hàng. Vì vậy, đây cũng là nhân tố ảnh hưởng đến nội dung thẩm định của ngân hàng.

* Tình hình tăng trưởng kinh tế: Một nền kinh tế tăng trưởng ổn định cũng có nghĩa là những dự đoán của người thẩm định có khả năng sát với thực tế hơn. Tương tự như vậy kết quả thẩm định tài chính của một doanh nghiệp phát triển ổn định thường chính xác hơn của một doanh nghiệp cùng ngành có nhiều biến động.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay của chi nhánh ngân hàng ngoại thương Hà Nội (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w