- Trước tiên, cán bộ tín dụng tại chi nhánh tiến hành kiểm tra, đối chiếu các hoá đơn bán hàng, hoá đơn đặt hàng, số lượng hàng bán ghi trong các hoá đơn để kiểm tra xem có phù hợp với kết quả hạch toán về doanh thu hay không .Các khoản thi chi bán hàng, chi phí hành chính có được phân loại và phân bổ chính xác hay không?
- Sau đó cán bộ tín dụng nhận xét tình hình doanh thu qua các năm, liệu có sự tăng giảm đột biến về doanh thu hay không?
- Cán bộ tín dụng kiểm tra tình hình kinh doanh các năm, các quý trước, đưa ra các nhận xét về nguyên nhân lãi lỗ của doanh nghiệp. Kiểm tra chi tiết các khoản thu nhập, các khoản lỗ bất thường đặc biệt là những khoản có giá trị lớn.
2.2.2.3 Thẩm định các tỷ số tài chính và xếp hạng tín dụng
a/ Chỉ tiêu thanh khoản
- Khả năng thanh toán hiện hành
Khả năng thanh khoản hiện hành = Tài sản lưu động / Nợ ngắn hạn Tỷ số này cho thấy được khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp là cao hay thấp. Theo tiêu chuẩn của chi nhánh NHNT Hà Nội thì
tỷ số này phải xấp xỉ bằng 1. Nhưng tỷ số này không hoàn toàn phản ánh hết được khả năng thanh toán của doanh nghiệp vì khi hàng tồn kho là những loại hàng khó bán thì khả năng chuyển thành tiền của nó là rất khó. Từ đó hạn chế khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Chính vì thế mà tại chi nhánh NHNT Hà Nội, các cán bộ tín dụng còn quan tâm đến khả năng thanh toán nhanh.
- Khả năng thanh toán nhanh:
Khả năng thanh toán nhanh = (TSLĐ - Dự trữ) / Nợ ngắn hạn
Không tính đến các khoản dự trữ, tỷ số này có thể kiểm tra tình trạng tài sản một cách chặt chẽ hơn so với tỷ số thanh toán hiện hành.
b/ Chỉ tiêu hoạt động
- Vòng quay hàng tồn kho
Vòng quay hàng tồn kho = Doanh thu / Hàng tồn kho
Đây là một chỉ tiêu khá quan trọng để các cán bộ tín dụng đánh giá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Khi phân tích tỷ số này, các cán bộ tín dụng tại chi nhánh NHNT Hà Nội so sánh nó qua các năm. Nếu tỷ số này càng thấp thì chứng tỏ doanh nghiệp đó hoạt động kém hiệu quả và ngược lại.
- Kỳ thu tiền bình quân
Kỳ thu tiền bình quân = Các khoản phải thu bình quân đầu và cuối kỳ * 360/ Doanh thu
Tỷ số này cho biết thời gian trả chậm trung bình của các khoản phải thu bán hàng hoặc thời gian trung bình để chuyển các khoản phải thu thành tiền mặt.
Dựa vào chỉ số này cán bộ tín dụng tại chi nhánh phân tích: Nếu tỷ số này càng thấp thì chứng tỏ chính sách tín dụng bản trả chậm cho khách hàng của doanh nghiệp là khắt khe, việc thu hồi các khoản nợ của ngân hàng là có hiệu quả, khả năng sinh lời và điều kiện tài chính của khách hàng là tốt. Và ngược lại, nếu như kỳ thu tiền bình quân lớn chứng tỏ rằng chính sách bán trả chậm của doanh nghiệp là còn dễ dãi, các tiêu chuẩn tín dụng kém, cả doanh
nghiệp và khách hàng của doanh nghiệp đều gặp khó khăn về tài chính. Từ đó dẫn đến việc lưu động vốn sẽ gặp nhiều khó khăn hơn.
- Hiệu suất sử dụng tổng tài sản
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản = Doanh thu / Tài sản
Cán bộ tín dụng tại chi nhánh dựa vào tỷ số này để xem xét hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp, một đồng tài sản đem lại bao nhiêu đồng doanh thu.
c/ Chỉ tiêu cân nợ
Hệ số nợ = Nợ phải trả / Vốn chủ sở hữu
Cán bộ tín dụng tại chi nhánh căn cứ vào hệ số nợ để đánh giá khả năng tài chính của doanh nghiệp. Tỷ số này càng nhỏ thì giá trị của vốn chủ sở hữu càng lớn, mà đây lại là nguồn vốn không phải hoàn trả nên điều đó có nghĩa là khả năng tài chính của doanh nghiệp là tốt. Tỷ lệ này càng cao thì có một khả năng lớn là doanh nghiệp đang không thể trả được nợ, mất khả năng thanh toán.
d/ Chỉ tiêu thu nhập
- Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm
Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm = Tổng thu nhập trước thuế / Doanh thu Các cán bộ tín dụng tại chí nhánh NHNT Hà Nội dựa vào tỷ số này để xác định xem trong một trăn đồng doanh thu thì có bao nhiêu đồng thu nhập trước thuế.
- Doanh lợi tài sản ( ROA )
ROA = Tổng thu nhập trước thuế/Tổng tài sản
Dựa vào tỷ số này, các cán bộ tín dụng có thể biết được khả năng sinh lời của tất cả các khoản vốn đầu tư của doanh nghiệp. Đây là chỉ số cơ bản nhất, chỉ số này càng cao thì càng tốt.
- Doanh lợi vốn chủ sở hữu ( ROE )
ROE = Tổng thu nhập trước thuế / Nguồn vốn chủ sở hữu
Tỷ số này đo lường mức độ tạo thu nhập từ vốn chủ sở hữu. Tỷ số này càng cao thì càng tốt.
2.2.3 Thời gian và chi phí thẩm định tài chính doanh nghiệp tại chi nhánh ngân hàng ngoại thương Hà Nội nhánh ngân hàng ngoại thương Hà Nội
Các ngân hàng thương mại thường có quy định về thời gian thẩm định tài chính doanh nghiệp, nhưng riêng đối với chi nhánh Ngân hàng ngoại thương Hà Nội thì không có quy định rõ ràng về thời gian thẩm định. Nhưng thực tế tại ngân hàng, đối với các dự án trong quyền phán quyết của chi nhánh, thời gian thẩm định thường không quá 3 ngày và không quá 7 ngày đối với các cho vay trung dài hạn kể từ khi ngân hàng nhận được đầy đủ hồ sơ vay vốn hợp lệ và thông tin cần thiết của khách hàng. Nếu quyết định không cho vay thì ngân hàng thông báo với khách hàng bằng văn bản trong đó nêu rõ lý do cho vay.
Còn đối với các dự án vượt quyền phán quyết, thì thời gian thẩm định không quá 3 ngày đối với cho vay ngắn hạn và không quá 7 ngày đối với cho vay trung và dài hạn kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ vay vốn hợp lệ và thông tin cần thiết cần thiết của khách hàng, sau đó chi nhánh NHNT Hà Nội làm đầy đủ thủ tục trình lên NHNT cấp trên. Thường thì thời gian thẩm định không quá 3 ngày đối với cho vay ngắn hạn và không quá 7 ngày đối với cho vay dài hạn kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ trình, Ngân hàng ngoại thương cấp trên phải thông báo chấp thuận hoặc không chấp thuận.
2.2.4 Nợ quá hạn, nợ xấu và tỷ lệ nợ quá hạn tại chi nhánh ngân hàng ngoại thương Hà Nội hàng ngoại thương Hà Nội
Nếu năm 2005, tỷ lệ nợ quá hạn là 2.74%, tương đương với mức nợ quá hạn là 96.5 tỷ đồng. Năm 2005, khoản nợ quá hạn đó chủ yếu tập trung
vào các công ty xây dựng cầu đường và giao thông do đơn vị chậm trả lãi và gốc bị chuyển sang quá hạn. Đến năm 2006, nợ quá hạn là 105 tỷ đồng, chiếm 2.46% tổng dư nợ. Năm 2006, nợ quá hạn chủ yếu tập trung vào một số công ty cầu và một số doanh nghiệp xuất khẩu khá nhạy cảm trước những biến động của thị trường. Chi nhánh cũng đã lập tổ chức xử lý nợ xấu tại chi nhánh cấp 1 và các chi nhánh cấp 2, quyết tâm và triệt để trong công tác xử lý nợ xấu. Thực hiện kịp thời công tác xử lý nợ xấu, năm 2007, dư nợ quá hạn chỉ còn chiếm 1.45% tổng dư nợ.
Nợ xấu bao gồm các nhóm nợ 3 ( nợ dưới tiêu chuẩn ), nợ nhóm 4 ( nợ nghi ngờ ), và nợ nhóm 5 ( nợ có khả năng mất vốn ). Tại chi nhánh ngân hàng ngoại thương Hà Nội, tỷ lệ nợ xấu trên nợ quá hạn là rất thấp. Năm 2005, các khoản nợ xấu chỉ chiếm 0.96% tổng dư nợ tương đương với 33.7 tỷ đồng. Và cho đến năm 2007, tỷ lệ này chiếm 0.89% tổng dư nợ ( tương đương với 40.32 tỷ đồng ). Quan điểm mở rộng tín dụng đi kèm nâng cao chất lượng tín dụng của chi nhánh luôn được quán triệt. Để hạn chế nợ quá hạn phát sinh, cán bộ tín dụng chi nhánh đã chủ động bám sát các đơn vị, thực hiện tốt các khâu thẩm định tài chính và duy trì kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau khi cấp tín dụng cho khách hàng. Hầu hết nợ xấu đã được xử lý ra ngoài bảng tổng kết tài sản để theo dõi ngoại bảng theo chủ trương của ngân hàng ngoại thương Hà Nội.
2.2.5 Dự phòng rủi ro
Theo bảng 2.7 thì lợi nhuận của chi nhánh VCB Hà Nội trong 3 năm gần đây có xu hướng giảm. Điều đó là do chi nhánh đã trích lập dự phòng rủi ro theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 về phân loại nợ, trích lập dự phòng và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng của ngân hàng nhà nước. Năm 2005 chi nhánh đã trích lập 67.7 tỷ dự phòng rủi ro, vì vậy nếu tính cả khoản đã trích lập dự phòng thì lợi nhuận năm 2005 chi nhánh ước đạt
134.3 tỷ đồng, tăng 70% so với năm 2004. Và đến năm 2007 chi nhánh đã trích lập 95,6 tỷ đồng nhiều hơn so với năm 2005, là do năm 2007 chi nhánh đã trích lập dự phòng rủi ro hộ chi nhánh Cầu giấy, chi nhánh Thành công 95.6 tỷ đồng, nếu tính cả khoản trích lập thì lợi nhuận của chi nhánh là 111 tỷ đồng. Như vậy, các khoản trích lập dự phòng ngày càng lớn thì lợi nhuận của ngân hàng sẽ giảm.
2.2.6 Dư nợ cuối kỳ, doanh số cho vay trong kỳ, khả năng sinh lời từ hoạt động tín dụng tại chi nhánh ngân hàng ngoại thương Hà Nội từ hoạt động tín dụng tại chi nhánh ngân hàng ngoại thương Hà Nội
- Dư nợ cuối kỳ: Theo biểu 2.2 về tổng dư nợ của chi nhánh ngân hàng ngoại thương Hà Nội, cho thấy được tổng dư nợ của chi nhánh tăng mạnh trong những năm gần đây .
- Doanh số cho vay: Doanh số cho vay tại chi nhánh tăng cao trong 3 năm gần đây, cụ thể qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.8: Doanh số cho vay tại chi nhánh ngân hàng ngoại thương Hà Nội giai đoạn 2005 – 2007
Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Số tiền 2005/2 004 ( % ) Số tiền 2006/2 005 ( % ) Số tiền 2007/2 006 ( % ) Doanh số cho vay ngắn
hạn