2 Luật thúc đẩy đầu tư của Thailand

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm tiếp tục khuyến khích các hoạt động đầu tư trong nước.doc (Trang 28 - 31)

Năm 1977, Luật thúc đẩy đầu tư của Thailand được ban hành và nó được sửa đổi vào năm 1992. Luật này có điểm khác so với Luật của các nước khác là nó áp dụng cho cả đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài.

Luật này quy định các tiêu chuẩn chủ yếu để được cấp ưu đãi đầu tư như số vốn, loại sản phẩm dịch vụ, mức độ sử dụng nguyên liệu trong nước, mức độ sử dụng công nhân và chuyên gia trong nước, bảo vệ môi trường... Các biện pháp ưu đãi chủ yếu như miễn thuế lợi tức tối đa 8 năm, chế độ miễn giảm thuế nhập khẩu, miễn thuế thu nhập cổ phần...

Ngoài ra, còn có các ưu đãi đặc biệt thêm cho các dự án đầu tư vào các vùng ưu tiên đầu tư và các dự án đầu tư sản xuất hàng xuất khẩu.

3.3 - Hai đạo luật đầu tư riêng rẽ của Indonesia

Đó là Luật đầu tư nước ngoài (1967) và Luật đầu tư trong nước (1968). Đây là các đạo luật điều chỉnh các quan hệ chủ yếu về đầu tư của Indonesia. Các biện pháp ưu đãi chủ yếu quy định trong Luật về đầu tư trong nước của Indonesia bao gồm:

- Miễn thuế tài sản đối với vốn đầu tư vào các lĩnh vực ưu tiên.

- Vốn đầu tư thực hiện trong 5 năm đầu không bị điều tra về nguồn gốc, không phải là đối tượng đánh thuế.

- Thời hạn miễn thuế lợi tức tối đa cho một dự án là 6 năm và tối thiểu là 2 năm.

- Miễn phí thuế thu nhập đối với lợi tức cổ phần trong thời hạn tương ứng.

- Hoàn thuế lợi tức đối với lợi nhuận tái đầu tư.

- Miễn, giảm thuế nhập khẩu đối với tư liệu nhập khẩu.

3.4 - Chính sách khuyến khích đầu tư ở Đài Loan

Các chính sách khuyến khích đầu tư ở Đài Loan được thực hiện chủ yếu bằng các biện pháp khuyến khích về thuế và được quy định trong "quy chế khuyến khích đầu tư" ban hành năm 1960

Bên cạnh đó ở Hàn Quốc giải pháp chủ yếu để khuyến khích đầu tư trong nước là phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Để thực hiện sách lược này, Nhà nước đã ban hành 9 đạo luật có liên quan, trong đó quan trọng nhất là "Đạo luật thúc đẩy phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ".

Từ việc nghiên cứu các Luật, các quy định pháp lý về khuyến khích đầu tư của một số nước Châu á có thể thấy tuỳ theo đặc điểm kinh tế, địa lý, chính trị, xã hội, dân tộc, tôn giáo... của từng nước mà chính sách khuyến khích đầu tư sử dụng ở mỗi nước mang những sắc thái và đặc thù riêng của mình, nhưng về bản chất kinh tế, chúng có nhiều nét chung có thể rút ra để tham khảo. Những điểm chung đó là:

Thứ nhất: tất cả các nước đều rất coi trọng nguồn vốn trong nước, coi việc định hướng ưu tiên khuyến khích đầu tư phát triển một số lĩnh vực kinh tế chủ yếu, một số vùng trọng điểm, trong từng thời kỳ là yếu tố đẩy nhanh sự phát triển của đất nước.

Hai là: Nhận thức rõ ràng muốn thu hút được vốn đầu tư từ nguồn tiết kiệm trong dân, thì Nhà nước phải có trách nhiệm tạo lập được môi trường đầu tư thuận lợi. Môi trường đó bao gồm: sự bảo hộ về pháp lý, bảo đảm an toàn cho đầu tư, sự rõ ràng, ổn định và nhất quán về luật pháp, sự bảo đảm về điều kiện hạ tầng cơ bản cho đầu tư (đường sá, cầu cống, bến cảng, điện nước, giáo dục, đào tạo, phát triển và dịch vụ ngân hàng tài chính...) sự hỗ trợ nhiều mặt của Chính phủ.

Ba là: Các biện pháp "xúc tác “ rất đa dạng và phong phú để thu hút đầu tư. Các biện pháp đó có thể quy tụ về hai nhóm chính: Chính sách thuế và chính sách không phải thuế.

Người ta đã liệt kê được gần 30 biện pháp khuyến khích thuế khoá mà các nước châu á đã sử dụng (xem thêm biểu 1) trong đó có 11 biện pháp

được 5 nước Asean áp dụng. Đó là: 1. Miễn thuế lợi tức .

2. Miễn thuế cổ tức 3. Trợ cấp đầu tư . 4. Chuyển lỗ.

5. Khấu hao nhanh. 6. Miễn thuế nhập khẩu. 7. Trợ cấp tái đầu tư. 8. Dự án ưu tiên. 9. Sử dụng lao động. 10. Mở rộng kinh doanh.

11. Khuyến khích xuất khẩu..

Các biện pháp "không thuế khoá" tuy không đa dạng bằng các khuyến khích thông qua thuế, và giữ vị trí ưu tiên khác nhau tại mỗi nước, nhưng nhìn chung cũng rất được coi trọng. Trọng tâm của nhóm giải pháp này là tạo "mặt bằng" pháp lý, "mặt bằng “ đầu tư thuận lợi thông qua việc ban hành và củng cố các văn bản pháp luật kinh doanh, giảm thiểu các thủ tục hành chính, xây dựng kết cấu hạ tầng, củng cố hệ thống Ngân hàng, Tài chính, Kế toán, hỗ trợ đào tạo kiến thức kinh doanh, tay nghề, mở rộng dịch vụ thông tin, tư vấn.

Lịch sử đã chứng minh thành công trong chính sách khuyến khích đầu tư của một số nước trong khu vực và trên thế giới. Những chính sách này đã góp phần không nhỏ vào những thành công của các quốc gia đã biết đặt ra những biện pháp kích thích đúng đắn, hợp lòng dân.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm tiếp tục khuyến khích các hoạt động đầu tư trong nước.doc (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w