Luật của ta lâu nay mà cơ hồ như không khắc phục được thường là tất cả phải "chủ động ngồi chờ") Sau đó Thủ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm tiếp tục khuyến khích các hoạt động đầu tư trong nước.doc (Trang 77 - 81)

II. Từ khi có Luật Khuyến khích đầu tư trong nước đến nay

luật của ta lâu nay mà cơ hồ như không khắc phục được thường là tất cả phải "chủ động ngồi chờ") Sau đó Thủ

thường là tất cả phải "chủ động ngồi chờ"). Sau đó Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý cho phép Bộ KH&ĐT hướng dẫn các địa phương thực hiện các biện pháp xử lý giao thời. Bộ KH&ĐT cũng có công văn hướng dẫn 61 tỉnh thành phố. Nội dung các biện pháp xử lý giao thời bao gồm:

Một là: Tất cả các hồ sơ hợp lệ gửi đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ cho

đến ngày 31/12/1998 đều phải được xem xét xử lý theo nội dung ưu đãi quy định tại Nghị định 07. Tuy nhiên để đảm bảo tính thống nhất của quyết định hành chính thì trong Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư phải ghi rõ Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư này có giá trị như các Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư đã cấp đến ngày 31/12/1998.

Hai là: Các hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư gửi đến cơ

quan tiếp nhận hồ từ 01/01/1999 cho đến ngày có Thông tư hướng dẫn Nghị định mới của Chính phủ được xử lý như sau: Hồ sơ thủ tục tạm thời thực hiện theo quy định của NĐ 07 và Thông tư số 02. Những hồ sơ có nội dung ưu đãi đối với địa bàn thì phải chờ thực hiện theo Nghị định mới. Việc xét các ngành nghề ưu đãi tạm thời căn cứ vào danh mục A ban hành kèm theo NĐ 07. Các nội dung ưu đãi được vận dụng theo Luật KKĐTTN (sửa đổi). Mẫu giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư tạm thời theo quy định tại Thông tư số 02 nhưng điều chỉnh phần ghi căn cứ pháp lý. Việc vận dụng của các địa phương được thực hiện theo tinh thần, nếu điểm nào Luật sửa đổi đã quy

định rõ thì vận dụng Luật để giải quyết ngay, điểm nào chưa quy định thì chờ NĐ mới của Chính phủ. Với việc hướng dẫn các biện pháp xử lý giao thời như vậy đã khắc phục được sự gián đoạn về mặt hành chính trong thời gian chuyển tiếp giữa hai Luật, góp phần bảo đảm cho các hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp diễn ra bình thường. Đây cũng là một tác động quan trọng góp phần làm cho công tác KKĐTTN năm 1999 thu được một số kết quả đáng ghi nhận.

Theo báo cáo của 54 tỉnh , thành phố trong năm 1999, các địa phương đã cấp Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư cho 586 dự án với số vốn đăng ký của các dự án gần 7.200 tỷ đồng trong đó các doanh nghiệp nhà nước có 157 dự án với tổng số vốn đăng ký là 4.622 tỷ đồng chiếm 26,8% về số dự án và 65% về số vốn đăng ký. Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có 429 dự án được cấp ưu đãi với số vốn đăng ký là 2.490 tỷ đồng, chiếm 73,2% về số dự án và 35% về số vốn đăng ký. Số dự án được hưởng ưu đãi đầu tư của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh nhiều hơn hẳn số dự án của doanh nghiệp nhà nước là nét rất đáng chú ý trong thực tế cấp Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư năm 1999. Có nhiều nguyên nhân của sự thay đổi cơ cấu này trong đó năm 1998, có thể nói là một năm có số lượng doanh nghiệp ngoài quốc doanh được đăng ký kinh doanh tăng đáng kể do tác động của Thông tư liên tịch số 05 hướng dẫn trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh của liên Bộ KH & ĐT và Tư pháp. Mặt khác những quy định về nội dung ưu đãi của hai hình thức đầu tư chủ yếu là đầu tư mới và đầu tư mở rộng đã được Luật thu hẹp nên cũng kích thích được cá doanh nghiệp đăng ký ưu đãi đầu tư. Cũng do vậy trong số dự án đã được cấp giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư thì dự án đầu

tư dưới hình thức mở rộng chiếm tới 44% về số dự án, 43% về số vốn đăng ký, các dự án đầu tư mới chiếm 56% về số dự án và 57% về số vốn đăng ký.

Việc thực hiện Luật giữa các vùng có khác nhau đáng kể. Cũng như các năm trước, các tỉnh miền Nam có nhiều nét nổi trội, cấp ưu đãi đầu tư cho phép được nhiều dự án. Trong tổng số dự án được cấp Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư, 12 tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long có 230 dự án, với số vốn đăng ký là 1284 tỷ đồng chiếm hơn 39% của tổng số dự án, hơn 18% tổng số vốn đăng ký. Các tỉnh Đông Nam Bộ có 158 dự án với số vốn đăng ký là 3.906 tỷ đồng chiếm 27% số dự án và gần 55% tổng số vốn đăng ký. Các tỉnh miền Bắc và miền Trung chiếm một tỷ trọng nhỏ so với các vùng khác. Ví dụ 13 tỉnh miền Trung và Tây Nguyên chỉ có 99 dự án với 706 tỷ đồng vốn đăng ký. Các dự án được hưởng ưu đãi đã thu hút một số lượng lao động khá lớn. Riêng 508 dự án được hưởng ưu đãi đã thu hút được gần 163 ngàn lao động, bình quân một dự án thu hút 323 lao động. Đây là những con số thực sự có ý nghĩa.

Địa phương có nhiều nỗ lực trong thực thi Luật KKĐTTN là Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 1999, Thành Phố Hồ Chí Minh đã cấp ưu đãi cho 82 dự án với số vốn đăng ký gần 2.7000 tỷ đồng, các dự án thuộc diện ưu đãi đã thu hút hơn 38 ngàn lao động. Trong 82 dự án được cấp ưu đãi các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có 75 dự án với số vốn đăng ký gần 900 tỷ đồng chiếm hơn 91% số dự án và 33% vốn đăng ký. Tiếp đến là An Giang cấp 95 dự án với số vốn đăng ký hơn 200 tỷ đồng, khu vực ngoài quốc doanh chiếm 88,4% số dự án và 67% số vốn đăng ký.

Với nhiều cơ chế, chính sách thông thoáng đã đề ra, Luật KKĐTTN đã và đang tiếp tục phát huy hiệu quả thu hút được nhiều nguồn nhân lực cho đầu tư phát triển. Kể từ khi thực hiện Luật KKĐTTN năm 1995 cho đến nay, trên địa bàn cả nước đã có 3000 dự án đầu tư được hưởng ưu đãi với số vốn đầu tư là 1,5 tỷ USD.

Trong năm 2000 Thủ tướng Chính phủ đã quan tâm chỉ đạo việc thực hiện Luật KKĐTTN , yêu cầu các cơ quan hữu quan và các địa phương khẩn trương sửa đổi , bổ sung và hướng dẫn các chính sách nhằm thúc đẩy việc thực hiện các biện pháp KKĐTTN . Kết quả đạt được là :

Về cấp Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư : Năm 2000 cả nước đã cấp được 1.641 Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư với tổng số vốn đầu tư trên

25.893 tỷ đồng ; trong đó số dự án do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp là 237 với

tổng số vốn đầu tư là 10.615 tỷ đồng , và số dự án do các địa phương cấp là

1.404 với tổng số vốn trên 15.278 tỷ đồng .

Cơ cấu dự án và cơ cấu vốn đầu tư của các dự án do Bộ Kế hoạch Đầu tư cấp ưu đãi đầu tư được phân bổ như sau :

- Nông , Lâm nghiệp : 18 dự án với số vốn đăng ký là 2.239 tỷ đồng , là lĩnh vực thu hút nhiều vốn nhất ( chiếm 21,1% tổng số vốn), trong đó 13 dự án trồng cao su,3 dự án trồng cà phê, 1 dự án tròng chè, 1 dự án khai hoang .

- Xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật , nhà ở , trung tâm thương mại : 32 dự án với 1.946 tỷ đồng ( chiếm 18.3% tổng số vốn) đầu tư ở nhóm này chủ yếu tập trung phát triển mạng lưới thông tin liên lạc .

- Công nghiệp nhẹ : 55 dự án với 1.915 tỷ đồng vốn đăng ký ( chiếm 18% tổng vốn ) . Đây là nhóm có nhiều dự án nhất, các dự án tập trung vào các ngành giấy, dệt, may, sành sứ, thuỷ tinh.

- Sản xuất vật liệu xây dựng (xi măn, gạch lát, cấu kiện xây dựng nh ) : 16 dự án với 1.695 tỷ đồng vốn đăng ký ( chiếm 16 % tổng số vốn ) .

- Vận tải : 22 dự án với 879 tỷ đồng vốn đăng ký .

- Các ngành khác ( xây dựng , cơ khí , điện tử , khai khoáng , phân bón hoá chất ) 104 dự án với 1.941 tỷ đồng vốn đăng ký .

Dưới đây là kết quả thực hiện Luật tại các địa phương trong năm 2000 .

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm tiếp tục khuyến khích các hoạt động đầu tư trong nước.doc (Trang 77 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w