Những giải pháp lớn đó được cụ thể hoá thông qua các chương trình kế hoạch và đã đi vào cuộc sống với các mức

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm tiếp tục khuyến khích các hoạt động đầu tư trong nước.doc (Trang 39 - 41)

II. Từ khi có Luật Khuyến khích đầu tư trong nước đến nay

Những giải pháp lớn đó được cụ thể hoá thông qua các chương trình kế hoạch và đã đi vào cuộc sống với các mức

chương trình kế hoạch và đã đi vào cuộc sống với các mức độ khác nhau. Việc triển khai Luật KKĐTTN thông qua Nghị định 29/CP được tiến hành trong bối cảnh đó, tuy thực tế vận hành khá nhiều vướng mắc xuất hiện, nhưng đã bắt đầu phát huy tác dụng trong thời kỳ kế hoạch này.

Sau 3 năm thực hiện Luật KKĐTTN, gần 3 năm thực hiện Nghị định 29/CP, tính đến ngày 31/12/1997 trong 55 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có báo cáo về tình hình thực hiện Luật KKĐTTN cho thấy Luật KKĐTTN đã được đón nhận và hưởng ứng một cách tích cực. Việc triển khai thực hiện Luật KKĐTTN, Nghị định và các văn bản hướng dẫn của các Bộ, Ngành có liên quan ở các địa phương là tương đối khẩn trương và đúng quy định. Nhiều tỉnh đã tập trung tập huấn nội dung cơ bản của Luật, Nghị

định và các văn bản hướng dẫn của các Bộ, Ngành, cho cán bộ các Sở, Ban, Ngành cấp Tỉnh, Thành phố, và Giám đốc các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần. Trong điều kiện hệ thống văn bản hướng dẫn chưa đồng bộ, nhiều điểm chưa cụ thể, nhưng nhờ sự tổ chức, phối hợp chặt chẽ các bộ phận chức năng ở địa phương, việc tổ chức cấp giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư được tiến hành theo đúng các thủ tục cần thiết.

Theo số liệu thống kê của Vụ Doanh nghiệp (đơn vị được giao giúp Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về Khuyến khích đầu tư theo quy định của Luật KKĐTTN và sự phân công của Chính phủ tại các Nghị định có liên quan), tính đến ngày 31/12/1997 cả nước đã cấp giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư cho hơn 963 dự án với tổng số vốn đầu tư hơn 8106 tỷ đồng. Trong đó có 35 dự án thuộc khu vực doanh nghiệp do TƯ quản lý, chiếm 3,6% trong tổng số dự án được cấp Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư trong cả nước với tổng số vốn đầu tư của các dự án là 1.299,733 tỷ đồng, chiếm 16% trong tổng số vốn đầu tư của các doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư. 928 dự án thuộc khu vực doanh nghiệp do địa phương quản lý với tổng số vốn đầu tư của các dự án là 6.806,736 tỷ đồng, chiếm 84% trong tổng số vốn đầu tư của các dự án được cấp ưu tiên đầu tư trong cả nước (xem thêm Biểu 2).

Trong đó riêng năm 1997, số dự án được cấp ưu đãi đầu tư gấp 2,36 lần, số vốn đầu tư gấp 5,13 lần năm 96. Cùng với việc khuyến khích các doanh nghiệp trong nước, các địa phương cũng đã cấp iấy ưu đãi đầu tư theo Luật KKĐTTN cho 107 dự án của người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài cư trú lâu dài ở Việt Nam đầu tư trực tiếp tại Việt Nam

với tổng số vốn đầu tư hơn 105,625 tỷ đồng. Trong đó số dự án thành lập mới doanh nghiệp chiếm 83,17%; mua cổ phần, góp vốn chiếm 16,83% góp phần đáng kể hạn chế tình trạng đầu tư chui, của Việt kiều diễn ra ở một số nơi mà Nhà nước không kiểm soát được.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm tiếp tục khuyến khích các hoạt động đầu tư trong nước.doc (Trang 39 - 41)