Giai đoạn thực hiện Luật khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) số 03/1999/QH10 (từ ngày 01/01/1999 đến nay)

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm tiếp tục khuyến khích các hoạt động đầu tư trong nước.doc (Trang 74 - 76)

II. Từ khi có Luật Khuyến khích đầu tư trong nước đến nay

4.Giai đoạn thực hiện Luật khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) số 03/1999/QH10 (từ ngày 01/01/1999 đến nay)

đổi) số 03/1999/QH10 (từ ngày 01/01/1999 đến nay)

Gần bốn năm thực hiện Luật KKĐTTN thông qua việc triển khai hai Nghị định của Chính phủ, những mặt tích cực, những nhược điểm, thiếu sót

trong công tác khuyến khích đầu tư trong nước đã thể hiện khá rõ. Sau một thời gian chuyển bị khá dài và nghiêm túc, Dự Luật KKĐTTN đã được đưa ra đệ trình tại Quốc hội khoá X kỳ họp thứ 3. Ngày 20/5/1998, Quốc hội khoá X kỳ họp thứ 3 đã thông qua Luật KKĐTTN (sửa đổi). Luật này có hiệu lực thi hành từ 01/01/1999 và thay thế Luật KKĐTTN đã được Quốc hội khoá IX kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 22/6/1994. Để cụ thể hoá một số quy định của Luật KKĐTTN (sửa đổi), Chính phủ đã ban hành Nghị định số 51/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 Quy định chi tiết thi hành Luật KKĐTTN (sửa đổi) số 03/1998/QH10. Trên cơ sở hai văn bản quy phạm pháp luật này Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có Thông tư số 02/1999/TT-BKH ngày 24/9/1999 hướng dẫn trình tự thủ tục cấp ưu đãi đầu tư theo Nghị định 51, Bộ Tài chính có Thông tư số 146/1999/TT-BTC ngày 17/12/1999 hướng dẫn việc thực hiện miễn thuế, giảm thuế theo quy định tại Nghị định 51. Như vậy so với thời điểm có hiệu lực của Luật và Nghị định thì các văn bản hướng dẫn của các Bộ ban hành chậm hơn rất nhiều. Đây là một thiếu xót thường gặp trong việc hướng dẫn thi hành các văn bản quy phạm, pháp luật ở nước ta. Cách xử lý trường hợp này như thế nào là một câu hỏi đặt ra cho các cơ quan quản lý nhà nước.

Về mặt cơ sở pháp lý, Luật KKĐTTN (sửa đổi) có hiệu lực thi hành từ 01/01/1999 và thay thế Luật KKĐTTN năm 1994. Như vậy những hồ sơ mà cơ quan tiếp nhận hồ sơ đã lấy ý kiến của các cơ quan có liên quan thì tiếp tục cấp ưu đãi đầu tư theo Nghị định 07 hay cấp theo Luật sửa đổi. Đối với các dự án chưa gửi công văn lấy ý kiến thì có tiếp tục lấy ý kiến theo quy định của Nghị định 07 hay phải chờ chính phủ ban hành Nghị định mới rồi

mới dự kiến ưu đãi theo quy định của Nghị định mới. Đối với những hồ sơ nhận từ 01/01/1999 đến khi Chính phủ ban hành Nghị định mới thì có được tiếp tục xử lý bình thường theo Nghị định 07 hay phải chờ Nghị định mới.

Trước thực tế đó có ba quan điểm khác nhau :

Một là: Luật KKĐTTN ngày 22/6/1994 đã hết hiệu lực thi hành thì các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành của Chính phủ, của các Bộ, Ngành cũng hết hiệu lực. Tức là từ 01/01/1999 phải cấp Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư theo Luật sửa đổi.

Hai là: Để đảm bảo tính liên tục và ổn định của quản lý hành chính trong khi Chính phủ chưa ban hành Nghị định mới thì vẫn tiếp tục xử lý theo Nghị định 07. Tuy nhiên chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào quy định như vậy.

Ba là: Quan điểm trung hoà giữa hai quan điểm trên là lấy ngày nhận

hồ sơ chứ không lấy ngày phát hành Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư làm mốc tính để chọn căn cứ pháp lý là Luật cũ thay Luật sửa đổi. Theo quan điểm này những hồ sơ đã nhận trước ngày 01/01/1999 thì xử lý theo Nghị định 07, nhận sau ngày đó thì xử lý theo Nghị định mới.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm tiếp tục khuyến khích các hoạt động đầu tư trong nước.doc (Trang 74 - 76)