Quỹ: Quỹ hỗ trợ đầu tư, Quỹ hỗ trợ xuất khẩu, Quỹ hỗ trợ phát triển khoa học và công nghệ nhưng rất chậm được

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm tiếp tục khuyến khích các hoạt động đầu tư trong nước.doc (Trang 91 - 95)

II. Từ khi có Luật Khuyến khích đầu tư trong nước đến nay

quỹ: Quỹ hỗ trợ đầu tư, Quỹ hỗ trợ xuất khẩu, Quỹ hỗ trợ phát triển khoa học và công nghệ nhưng rất chậm được

phát triển khoa học và công nghệ nhưng rất chậm được triển khai và cụ thể hoá.

Luật sửa đổi có hiệu lực từ 01/01/1999 nhưng vấn đề "công khai quy hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt và quỹ đất chưa sử dụng đất đang có nhu cầu giao và cho thuê" dường như không cơ quan nào quan tâm hướng dẫn. Có một thực tế rất đáng quan tâm là hiện ở các thành phố lớn, quỹ đất chưa sử dụng còn rất ít, nhưng diện tích đất chưa hoặc không sử dụng của các doanh nghiệp nhà nước không nhỏ. Nghị định 18/CP chủ trương chuyển giao chế độ giao đất kinh doanh sang chế độ thuê đất nhưng dường như vẫn không được thực hiện làm tăng thêm khó khăn về quỹ đất làm mặt bằng kinh doanh. Nhiều doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các cơ sở đào tạo giáo dục, y tế dân lập, tư thục phải đi thuê lại đất của các doanh nghiệp nhà nước.

Tất nhiên việc thuê lại này không được hưởng chế độ ưu đãi về thuế đất quy định tại Luật sửa đổi và Nghị định 51.

Luật sửa đổi và Nghị định đã quy định và ban hành danh mục, ngành nghề được hưởng ưu đãi đầu tư, xong chưa đủ cụ thể và chưa đủ rõ. Mặt khác, số ngành mới xuất hiện từ thực tế kinh doanh thì danh mục chưa bao quát được gây khó khăn cho các cơ quan xem xét cấp Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư.

Chế độ ưu đãi về thuế, Luật sửa đổi và Nghị định quy định khá hấp dẫn nhưng chưa thực sự đủ rõ dẫn đến có các cách hiểu và hướng dẫn của các cơ

quan rất khác nhau. Quy định về mức hưởng ưu đãi thuế suất, thuế thu nhập doanh nghiệp, tuy Nghị định 51 quy định là nhà đầu tư có dự án đầu tư thuộc danh mục A hoặc B hoặc C thì được hưởng các mức thuế suất tương ứng quy định tại Điều 20 Nghị định 51 nhưng Thông tư số 146/1999/TT-BTC lại chỉ cho phép các dự án thành lập mới doanh nghiệp được hưởng, còn các dự án đầu tư mở rộng không được hưởng ưu đãi về thuế suất. Trong hướng dẫn Hồ sơ làm căn cứ xác định ưu đãi về thuế, có yếu tố không cần thiết chẳng hạn yếu tố Quyết định thành lập và Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh vì yếu tố này đã được cơ quan cấp Giấy chứng nhận ưu đãi xem xét.

Nhóm vấn đề thứ hai: là quan hệ giữa các nội dung ưu đãi quy định tại Luật KKĐTTN, các văn bản hướng dẫn thi hành và quy định về các nội dung đó tại các văn bản quy phạm pháp luật liên quan:

Trước hết phải kể đến vấn đề thuê đất, Luật sửa đổi và Nghị định đã quy định nội dung ưu đãi này, quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định 52/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 của Chính phủ đã bỏ chế độ cấp giấy phép đầu tư đối với các dự án không sử dụng vốn ngân sách, vốn tín dụng ưu đãi của nhà nước, vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh và vốn đầu tư của các doanh nghiệp không phải doanh nghiệp nhà nước nhưng trong thủ tục thuê đất quy định là phải có dự án khả thi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Thế là toàn bộ việc thuê đất bị tắc lại, cũng tức là nội dung ưu đãi về tiền thuê đất coi như không thực hiện được.

Về hình thức đầu tư của dự án đầu tư đăng ký ưu đãi, Nghị định số 44/1998/NĐ-CP ngày 29/6/1998 về chuyển Doanh nghiệp Nhà nước thành

Công ty cổ phần tại điều 13 có quy định: Doanh nghiệp Nhà nước chuyển thành Công ty cổ phần là hình thức đầu tư mới, được hưởng ưu đãi theo quy định của Luật KKĐTTN (sửa đổi). Trường hợp những Doanh nghiệp không đủ điều kiện hưởng ưu đãi theo quy định của Luật KKĐTTN (sửa đổi) thì được giảm 50% thuế lợi tức (Thuế thu nhập doanh nghiệp) trong 2 năm liền tiếp kể từ sau khi chuyển sang hoạt động theo 2 Luật công ty. Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước là việc chuyển đổi hình thức sở hữu, nhưng tại mục B, hướng dẫn thực hiện miễn thuế, giảm thuế Thông tư số 146/1999/TT- BTC ngày 17/12/1999 lại quy định: "Chuyển đổi hình thức sở hữu không thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi về thuế theo quy định này “.

Như vậy, để Luật sửa đổi có thể triển khai tốt trong thực tế thì sự phối hợp nhất quán trong hướng dẫn của các cơ quan có thẩm quyền là vô cùng quan trọng. Và để chủ trương khuyến khích các hoạt động đầu tư trong nước có thể đi vào cuộc sống đông đảo nhân dân hưởng ứng thì cùng với việc quy định rõ ràng, minh bạch các nội dung ưu đãi và thủ tục đăng ký và thực hiện ưu đãi tại các văn bản pháp lý về khuyến khích đầu tư, việc quy định các nội dung có liên quan đến chế độ ưu đãi tại các văn bản khác cần đảm bảo tính nhất quán, một cách hiểu với quy định của Luật KKĐTTN, cố gắng tối đa sự chồng chéo, quy định mâu thuẫn nhau nhằm bảo đảm một nội dung chuyên môn hẹp không để có nhiều cách vận dụng, nhiều cách hiểu khác nhau, gây khó khăn cho Doanh nghiệp, cho chủ đầu tư.

PHẦN III

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm tiếp tục khuyến khích các hoạt động đầu tư trong nước.doc (Trang 91 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w