Những khó khăn ngành dệt may gặp phải trong giai đoạn này và

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU thời kỳ hậu WTO (Trang 45 - 47)

III. Tình hình xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU

1. Kim ngạch xuất khẩu và cơ cấu hàng dệt may Việt Nam trên thị trường

1.2 Những khó khăn ngành dệt may gặp phải trong giai đoạn này và

nhân:

* Sau khi Hiệp định buôn bán hàng dệt may giữa Việt Nam và EU được sửa đổi, kim ngạch xuất khẩu của chúng ta sang thị trường EU tăng nhanh, cơ cấu mặt hàng liên tục được thay đổi phù hợp với xu hướng thời trang. Tuy nhiên, trong giai đoạn này ngành dệt may Việt Nam cũng gặp

phải những khó khăn nhất định như:

- Thiếu bạn hàng tiêu thụ trực tiếp, không ký được hợp đồng xuất khẩu trực tiếp với các bạn hàng EU mà phải thông qua trung gian nên gần 80% hàng dệt may xuất khẩu sang thị trường EU phải gia công qua nước thứ ba mang lại hiệu quả kinh tế thấp. Trong đó, phần gia công cho các nước khác (không thuộc ASEAN) xuất sang EU thì không được hưởng ưu đãi thuế quan dành cho Việt Nam.

- Số lượng hàng hóa EU nhập khẩu của Việt Nam còn quá thấp so với các quốc gia khác: chỉ bằng 5% của Trung Quốc, 10 - 20% của các nước ASEAN.

- Sản phẩm xuất khẩu chỉ tập trung vào một số sản phẩm truyền thống, quên thuộc dễ thu lợi nhuận như: áo Jacket, áo sơ mi và quần Âu. Các sản phẩm có yêu cầu kỹ thuật phức tạp, chất lượng cao thì Việt Nam chưa sản xuất được hoặc sản xuất với một tỷ lệ rất thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân trong EU.

* Nguyên nhân chủ yếu của những khó khăn trên là:

- Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu về nguyên vật liệu cho ngành dệt may, một số nguyên phụ liệu chúng ta vẫn phải nhập khẩu với giá cao.

- Ngành dệt may tuy phát triển rất nhanh nhưng vẫn là một ngành sản xuất với phương thức gia công, tác phong công nghiệp hạn chế và thiếu khả năng cạnh tranh.

- Phương thức phân bổ hạn ngạch của ngành dệt may chưa hợp lý cũng kìm hãm tính năng động và sáng tạo của các doanh nghiệp may.

- Những rào cản trong thương mại tại thị trường EU cũng là một khó khăn đòi hỏi ngành dệt may cùng với các doanh nghiệp cần khắc phục. Để

tạo điều kiện cho ngành dệt may phát triển, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần phải cải tiến kỹ thuật và nâng cao chất lượng, đa dạng sản phẩm để đáp ứng yêu cầu của thị trường, có thể cạnh tranh được với các sản phẩm của Trung Quốc và các nước ASEAN khác.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU thời kỳ hậu WTO (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w