Cạnh tranh từ phía Trung Quốc:

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU thời kỳ hậu WTO (Trang 55 - 57)

III. Tình hình xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU

3.2Cạnh tranh từ phía Trung Quốc:

3. Những ảnh hưởng bất lợi chung đến hoạt động xuất khẩu dệt may Việt

3.2Cạnh tranh từ phía Trung Quốc:

Theo thoả thuận toàn cầu MFA đạt được ở hội nghị WTO năm 1995, các nước đang phát triển được hưởng phần hạn ngạch do các nước phát triển cấp cho và điều này đã nuôi sống nhiều ngành dệt may đang còn non trẻ phát triển trong đó có Việt Nam. Điều này làm kìm hãm sự bùng nổ của Trung Quốc, đất nước có dân số hơn 1,2 tỷ người, với rất nhiều tiềm năng trong ngành dệt may, nhờ đó sản phẩm dệt may của Việt Nam vẫn có thể cạnh tranh nhờ quota. Tuy nhiên, theo Báo cáo của Tổ chức Thương mại Thế Giới (WTO), kể từ năm 2005 Trung Quốc sẵn sàng chiếm lĩnh thị trường dệt may Thế giới trị giá hơn 400 tỷ USD, theo đó các nước như Mỹ, Canada và Liên minh châu Âu (EU) không được phép bảo hộ ngành dệt may trong nước bằng hình thức quota, giá trần v.v.. đối với hàng dệt may nhập khẩu từ các nước khác. Lúc đó, hàng dệt may giá thấp, chất lượng tốt sẽ được xuất khẩu hàng loạt và các chuyên gia cho rằng hàng dệt may Trung Quốc sẽ không có đối thủ.

Có thể thấy điểm mạnh của ngành dệt may Trung Quốc đó là: nguồn lao động và nguyên vật liệu rẻ do đó tỷ lệ nội địa hoá cao; có sự hỗ trợ mạnh từ ngành công nghiệp dệt; có nhiều mối quan hệ với các nước nhập khẩu; thích ứng nhanh với sự thay đổi của thị trường dệt may và công nghệ hiện đại.

Trong khi đó, ngành dệt may Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu về nguyên liệu của ngành may thì ngược lại, hầu hết nguyên phụ liệu ngành may của Trung Quốc được sản xuất trong nước, giá thành sản phẩm của Việt Nam lại cao hơn 15-20% so với sản phẩm cùng loại của Trung Quốc. Theo đánh giá thì tuy giá lao động dệt may ở Việt Nam dao động từ 28 - 48 USD/tháng là rất cạnh tranh so sánh với giá lao động ở Trung Quốc

(trung bình 73 USD/tháng) nhưng hiệu quả của các nhà máy Việt Nam chỉ bằng 60% so với các nhà máy Trung Quốc.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU thời kỳ hậu WTO (Trang 55 - 57)