Một số vấn đề doanh nghiệp cần quan tâm để thành công trong việc

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU thời kỳ hậu WTO (Trang 73 - 78)

III. Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị

4.Một số vấn đề doanh nghiệp cần quan tâm để thành công trong việc

khẩu hàng dệt may sang thị trường EU:

4.1 Xác định thị trường mục tiêu:

EU là thị trường rộng lớn, đầy tiềm năng bao gồm 27 quốc gia có những phong tục, tập quán, đặc điểm văn hoá xã hội và tôn giáo khác nhau. Do vậy, tuỳ theo đặc điểm trình độ và khả năng sản xuất, mỗi doanh nghiệp cần xác định thị trường mục tiêu của mình là thị trường đại chúng có thu nhập thấp hay thị trường tiêu thụ có thu nhập trung bình, trung bình cao hoặc

định cho sự thành công của chiến lược tiếp thị. Còn đối với thị trường có thu nhập trung bình và trung bình cao trở lên thì yếu tố quyết định lại là nhãn hiệu sản phẩm, đẳng cấp chất lượng, và khả năng thích ứng nhanh với sự thay đổi xu thế thời trang.

4.2 Khả năng thiết kế, quản lý chất lượng và trách nhiệm xã hội:

Để sản xuất được nhiều mẫu hàng phù hợp với yêu cầu của thị trường EU các doanh nghiệp Việt Nam cần tăng cường công tác nghiên cứu thị hiếu, xu thế thời trang từ đó có thể thiết kế và tổ chức sản xuất. Hiện nay, hầu hết các quốc gia trong EU đều có xu hướng muốn đặt hàng trực tiếp cho các nhà sản xuất nước ngoài với mẫu mã do chính doanh nghiệp thuộc quốc gia đó sáng tạo nên theo xu thế thời trang tại nước tiêu dùng. Nhìn lại thời gian vừa qua có thể thấy, nhiều nhà sản xuất Việt Nam có khả năng sáng tạo mẫu mã phù hợp thị hiếu đã nhận được hợp đồng thẳng từ các Công ty nhập khẩu EU theo phương thức kinh doanh FOB.

Ngoài ra, các doanh nghiệp cần tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh tuân thủ theo yêu cầu của các tiêu chuẩn quản lý về chất lượng sản phẩm, bảo vệ môi trường, an toàn vệ sinh và trách nhiệm xã hội. Chính phủ nên phối hợp với Hiệp hội dệt may Việt Nam tạo điều kiện cho doanh nghiệp đạt được các chứng nhận quốc tế ISO 9000, ISO 14000, SA 8000 (hoặc WRAP), và OHSAS 18000. Đây là yêu cầu mà tất cả các công ty xuất nhập khẩu lớn của EU quan tâm và tổ chức đánh giá đầu tiên (đặc biệt là tiêu chuẩn SA 8000 hoặc WRAP) trước khi quyết định đàm phán về giá cả hoặc quy cách sản phẩm …

4.3 Chuyên môn hoá dây chuyền sản xuất và nâng cao khả năng quản lý:

Bên cạnh đó, một vấn đề mà các doanh nghiệp Việt Nam cần đặc biệt chú ý đó là chuyên môn hóa dây chuyền sản xuất theo mặt hàng để nâng cao

có đẳng cấp chỉ đặt hàng tại các xưởng sản xuất được tổ chức chuyên môn hoá, có thiết bị chuyên dùng phù hợp, có năng lực sản xuất tương đối lớn, có chất lượng sản phẩm ổn định, giao hàng đúng tiến độ và có khả năng thích ứng nhanh. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng cần áp dụng các phần mềm quản lý và thông tin dữ liệu trong sản xuất kinh doanh nhằm tăng cường hiệu quả quản lý, đồng thời có thể cung cấp thường xuyên và kịp thời các số liệu cần thiết theo yêu cầu của khách hàng. Các công ty thuộc EU có yêu cầu cao về thông tin liên lạc hàng ngày kể từ lúc chào hàng, nhận đơn hàng cho đến khi tổ chức sản xuất và giao hàng. Để thông tin được thông suốt và kịp thời doanh nghiệp cần thường xuyên sử dụng các công cụ điện tử như: e- mail, website. Các dữ liệu kiểm tra chất lượng cần được lưu trữ đến lúc giao hàng và việc truyền thông tin, lưu dữ liệu này còn phục vụ cho cả Hải quan tại nơi nhập khẩu để kiểm tra xuất xứ lô hàng khi cần.

KẾT LUẬN

Qua những phân tích trên có thể thấy trước khi Việt Nam đàm phán để gia nhập WTO, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào EU là không ổn định, sau đó khi EU dỡ bỏ hạn ngạch cho hàng dệt may Việt Nam thì kim ngạch xuất khẩu tăng lên mạnh mẽ. Tuy nhiên, khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO thì kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào EU lại tăng lên không đáng kể, một phần là do Mỹ đã xóa bỏ hạn ngạch cho hàng dệt may Việt Nam cùng với những nguyên nhân khác về phía doanh nghiệp Việt Nam.

EU là một thị trường tiêu thụ lớn với khoảng 456 triệu dân có mức thu nhập cao đã và sẽ là thị trường chiến lược quan trọng của ngành dệt may nói riêng và Việt Nam nói chung. Chính vì vậy, để có thể tận dụng được quan hệ kinh tế thương mại tốt đẹp giữa Việt Nam và EU Chính phủ cần phối hợp với các doanh nghiệp dệt may đề ra giải pháp nâng cao kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Kinh tế ngoại thương – GS.TS. Bùi Xuân Lưu, Đại học Ngoại thương, 2006.

2. Tạp chí Kinh tế ngoại thương, các số năm 2007. 3. Tạp chí Kinh tế phát triển số 4, 5, 6 năm 2007.

4. www.gso.gov.vn 5. www.vinatex.com 6. www.tapchithuongmai.vn 7. www.customs.gov.vn 8. www.moit.gov.vn 9. www.hoinhap.vn 10.www.irv.moi.gov.vn

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ

• Bảng 1: Mô hình giản đơn về lợi thế tuyệt đối

• Bảng 2: Mô hình giản đơn về lợi thế tuyệt đối thay đổi do chuyên môn hóa

• Bảng 3: Mô hình giản đơn về lợi thế so sánh

• Bảng 4: Mô hình giản đơn về lợi thế so sánh thay đổi do chuyên môn hóa

• Bảng 5: Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ EU, nguồn: Tổng cục Hải quan, 2008

• Bảng 6: Thời gian gia nhập EU của các quốc gia thành viên, nguồn: www.hoinhap.vn

• Bảng 7: Một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô của EU, nguồn: www.gso.gov.vn

• Bảng 8: Quy mô dân số một số nước thành viên EU năm 2006, nguồn: www.gso.gov.vn

• Bảng 9: Các thị trường chính trong EU nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam, nguồn: Tập đoàn Dệt – May Việt Nam, www.vinatex.com

• Bảng 10: Tình hình nhập khẩu bông và sợi của Việt Nam, nguồn: Tổng cục Thống kê Bộ Thương mại.

• Bảng 11: Mục tiêu xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU, nguồn: Tập đoàn Dệt – May Việt Nam.

• Biểu đồ 1: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 2001 – 2006, nguồn: Tổng cục Hải quan, www.customs.gov.vn

• Biểu đồ 2: Cơ cấu các sản phẩm dệt may Việt Nam xuất khẩu sang EU, nguồn: Tập đoàn Dệt – May Việt Nam, www.vinatex.com (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU thời kỳ hậu WTO (Trang 73 - 78)