0
Tải bản đầy đủ (.doc) (77 trang)

Giải pháp từ phía Chính Phủ:

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG EU THỜI KỲ HẬU WTO (Trang 67 -70 )

III. Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị

1. Giải pháp từ phía Chính Phủ:

1.1 Đàm phán với EU:

1.1.1 Duy trì tốt mối quan hệ về chính trị, kinh tế:

Tiếp tục thực hiện quan điểm của Đảng và Nhà nước xác định EU là một đối tác quan trọng trong quá trình Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước với lý do EU là một thị trường rộng lớn, thường xuyên nhập khẩu các sản phẩm có lợi thế so sánh của Việt Nam như: hàng dệt may, thuỷ sản, giày dép … và là nơi cung cấp các công nghệ nguồn hiện đại để nâng cao trình độ sản xuất của Việt Nam.

Để thực hiên chủ trương trên Việt Nam cần thúc đẩy quan hệ hợp tác Việt Nam – EU thông qua một số biện pháp như: lập các diễn đàn trao đổi về các chính sách thương mại và các biện pháp xúc tiến trong các ngành hàng các bên quan tâm, thành lập các nhóm cộng tác nhằm tăng cường liên kết doanh nghiệp về trao đổi thông tin cơ hội thị trường giữa các doanh nghiệp … Ngoài ra, EU cũng đã đưa ra một chiến lược quan hệ mới với châu Á và xác định Việt Nam - cửa ngõ của Đông Nam Á - là điểm tựa để EU xâm nhập thị trường châu Á đầy tiềm năng đồng thời tạo ra một chính sách thương mại đặc biệt dành cho Việt Nam.

1.1.2 Tăng cường xúc tiến thương mại song phương với EU:

Hoạt động xuất khẩu hàng dệt may sẽ được nâng cao và có nhiều thuận lợi nếu chúng ta có những hoạt động xúc tiến quan hệ song phương với Liên minh châu Âu. Để thực hiện được điều này Việt Nam cần thường xuyên tổ chức các cuộc triển lãm, giới thiệu đất nước, con người và văn hóa Việt Nam sang thị trường EU; cung cấp tin tức cập nhật về nhu cầu của thị

trường EU cho các doanh nghiệp Việt Nam; cải tiến và đơn giản các thủ tục xuất nhập khẩu nhằm rút ngắn thời gian giao hàng và thanh lý hợp đồng.

Ngoài ra, Chính phủ cũng cần tạo cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam và các quốc gia thuộc EU thảo luận, tìm hiểu nhau qua đó doanh nghiệp sẽ nắm bắt được thị hiếu, xu hướng tiêu dùng của người dân châu Âu mà định hướng sản xuất.

1.1.3 Nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nước về hoạt động thương mại quốc tế: quốc tế:

Để nhanh chóng hội nhập vào nền kinh tế Thế giới và đặc biệt là Liên minh châu Âu, một thị trường đầy tiềm năng, Việt Nam cần có các điều kiện tương thích với Quốc tế như: một hệ thống pháp luật chặt chẽ, một cơ chế quản lý linh hoạt, giản đơn của Nhà nước, giảm dần tính quan liêu. Hệ thống pháp luật của EU rất chi tiết, chặt chẽ và phần lớn thống nhất với các qui định của WTO nên để có thể hợp tác với EU, Việt Nam cần tạo nên một môi trường pháp lý tương đối ổn định, minh bạch, đảm bảo tính công bằng, bình đẳng cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Nhà nước cần chỉ đạo các Bộ ngành hữu quan tiếp tục rà soát lại hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động thương mại nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng của Việt Nam nhằm loại bỏ những văn bản luật hoặc dưới luật đã lỗi thời, bất cập. Đồng thời sửa đổi lại luật Thương mại vốn chỉ điều chỉnh thương mại hàng hoá mà chưa đề cập đến thương mại dịch vụ và các quan hệ sở hữu trí tuệ; xây dựng Luật chống bán phá giá; nhanh chóng đưa Luật cạnh tranh, Luật chống độc quyền vào thực thi nhằm tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước … Một điều quan trọng nữa là cần tạo một kênh thông tin hiệu quả, kịp thời giữa Chính phủ và giới doanh nghiệp để sự hỗ trợ, hợp tác được thông suốt. Chỉ có như vậy các doanh nghiệp Việt

gia như: Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, Malaysia …

1.2 Chính sách, cơ chế của Chính Phủ:

1.2.1 Chính sách tạo điều kiện giảm chi phí sản xuất:

Chính phủ cần chỉ đạo các ngành hữu quan như : bưu chính viễn thông, vận tải hàng không, tàu biển, điện nước v.v… tìm cách giảm giá những dịch vụ để tạo điều kiện cho doanh nghiệp giảm giá đầu vào. Ngoài ra, Bộ Công Thương cần tiếp tục cải thiện chính sách thuế, hỗ trợ xúc tiến và tạo điều kiện đầu tư nâng cấp dây chuyền công nghệ để các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh. Chính sự nỗ lực từ nhiều phía sẽ làm giảm chi phí và giá thành sản phẩm bắt nguồn từ việc giảm thiểu các khoản thuế và phí, giảm thiểu chi phí trung gian về quy trình, thủ tục liên quan đến các khâu như: nhập khẩu nguyên vật liệu, tổ chức sản xuất, xuất khẩu … Bên cạnh đó phát huy những lợi thế cạnh tranh khác và nâng cao uy tín sản phẩm trên thị trường.

1.2.2 Quy hoạch và đầu tư xây dựng các khu công nghiệp dệt may:

Quy hoạch và đầu tư xây dựng các khu công nghiệp may, cơ sở sản xuất nguyên liệu, phụ liệu, bao bì cho ngành dệt may để từng bước nâng cao tỷ lệ nội địa hoá và là cơ sở để giảm giá thành sản phẩm. Qua những hoạt động đó làm giảm chi phí đầu vào, tăng tỷ lệ nội địa hoá của sản phẩm ngành dệt may để tăng lợi nhuận cho ngành. Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ đưa bông vào cơ cấu cây trồng để đảm bảo cho đến năm 2010 phải có 90.000 tấn bông xơ, trong đó chủ động 70% nguyên liệu và tiến tới làm chủ hoàn toàn nguyên liệu trong nước là mục tiêu của ngành dệt may. Thủ tướng Chính Phủ đã ký quyết định đầu tư 1.500 tỷ đồng cho việc phát triển vùng nguyên liệu, đồng thời Công ty bông Việt Nam đang tích cực đầu tư phát triển vùng nguyên liệu. Dự báo tới năm 2010, diện tích trồng bông trên cả

có thể đáp ứng 70% nhu cầu nguyên liệu cho dệt may. Việt Nam đủ điều kiện để sản xuất, phát triển cây bông cho năng suất cao, giống bông sợi màu, các giống bông lai Việt Nam 20, c118, VN 15 … tương đương chất lượng bông nhập khẩu. Ngoài ra, Nhà nước còn đầu tư các cụm công nghiệp sản xuất sản phẩm phụ liệu cho ngành may với tổng số vốn đầu tư là 40 triệu USD, sản xuất các sản phẩm như: mác áo, nút kim loại, nút nhựa, chỉ, các loại dây thun … nhà máy kéo sợi polyester công suất 30.000 tấn/năm cũng đang hoạt động tích cực để đáp ứng nhu cầu sợi cho ngành dệt may.

1.2.3 Hỗ trợ các doanh nghiệp nhanh chóng đăng ký tiêu chuẩn quản lý chất lượng quốc tế: lượng quốc tế:

Liên minh châu Âu có một hệ thống quản lý chất lượng hàng hóa nhập khẩu khá chặt chẽ để bảo vệ người tiêu dùng bao gồm: tiêu chuẩn về kỹ thuật, tiêu chuẩn về chất lượng, vệ sinh môi trường, an toàn khi sử dụng. Do đó, Chính phủ cần có chính sách hỗ trợ, hướng dẫn và giúp đỡ doanh nghiệp dệt may nhanh chóng xác lập và đăng ký tiêu chuẩn quản lý chất lượng quốc tế (ISO 9000, ISO 14000, SA 8000...), bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp và sớm đăng ký nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp tại thị trường quốc tế mà trước hết là thị trường quan trọng như: EU, Mỹ, Nhật Bản, Canada.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG EU THỜI KỲ HẬU WTO (Trang 67 -70 )

×