Những cơ hội và thách thức cho xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU thời kỳ hậu WTO (Trang 61 - 64)

***

I. Những cơ hội và thách thức cho xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU thời kỳ hậu WTO: vào thị trường EU thời kỳ hậu WTO:

1. Cơ hội cho ngành dệt may Việt Nam:

1.1 Phát huy lợi thế so sánh của ngành dệt may Việt Nam:

+ Nguồn lao động dồi dào với giá nhân công tương đối rẻ:

Việt Nam là một nước nằm trên rìa bán đảo Đông Dương, có vị trí địa lý thuận tiện cho việc phát triển thương mại qua đường biển và đường sắt. Việt Nam còn có nguồn lực lao động dồi dào với giá nhân công rẻ. Mức lương nhân công trung bình hiện nay khá thấp so với các nước trong khu vực và trên Thế giới 0,48 USD/giờ, Thái Lan 0,87 USD/giờ, Anh 10,16 USD/giờ… Nguồn lao động dồi dào như vậy rất phù hợp với đặc điểm của ngành dệt may là ngành sử dụng nhiều nhân công.

+ Khả năng tự sản xuất nguyên phụ liệu cung cấp cho ngành dệt may: Thêm vào đó, Việt Nam còn có rất nhiều vùng có điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng phù hợp với việc phát triển cây bông, đay và các loại cây khác dùng làm nguyên phụ liệu cho ngành dệt may, từ đó đã ngày càng ít phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu.

Một lợi thế nữa phải kể đến là các chính sách hỗ trợ của Chính phủ (những chính sách đổi mới tích cực của Chính phủ tạo điều kiện mở rộng quyền kinh doanh xuất khẩu cho các doanh nghiệp) như: Nghị định số 02/1998/NĐ - CP, số 57/1998/NĐ - CP. Bên cạnh đó còn luật đầu tư nước ngoài (sửa đổi) theo Nghị định số 07/1998/NĐ - CP và 03/1998/NĐ - CP,

độ ưu đãi đầu tư … Cùng với các dự án sản xuất phụ liệu may, các dự án có tỷ lệ sản phẩm xuất khẩu cao đã tháo gỡ phần nào khó khăn về tài chính của doanh nghiệp cũng như khó khăn đầu tư vào ngành dệt may.

Mặt khác, ngành dệt may đòi hỏi khối lượng vốn đầu tư ban đầu cho từng công đoạn không lớn. Trong điều kiện thiếu vốn như nước ta hiện nay có thể coi đây là một lợi thế của ngành.

1.2 Nhu cầu nhập khẩu hàng dệt may của EU:

Tuy với những tiềm năng lớn về xuất khẩu, nhưng EU vẫn có nhu cầu nhập khẩu hàng dệt may tương đối cao. Hàng năm, EU nhập khẩu khoảng 63 tỷ USD quần áo các loại và trên 46 tỷ USD hàng dệt may. Với tốc độ bình quân hàng năm đối với hàng may mặc chiếm gần 50% trong tổng giá trị nhập khẩu của cả Thế giới, hàng dệt may chiếm 36 – 37 %, song so với toàn Thế giới có xu hướng giảm. Những năm gần đây, do tăng cường hình thức gia công nên tỷ lệ nhập khẩu hàng gia công của EU càng tăng. Đây chính là biện pháp nhằm tận dụng nguồn lao động rẻ, dồi dào từ các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Với Việt Nam, đây là cơ hội để đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may vào EU.

2. Thách thức đặt ra cho các doanh nghiệp dệt may:

2.1 Sự cạnh tranh gay gắt của các quốc gia khi xuất khẩu vào EU:

Như chúng ta đã biết, tại thị trường EU, Trung Quốc đang là quốc gia đừng đầu về xuất khẩu với những ưu thế về nguồn lao động, chủng loại mặt hàng và nguồn nguyên liệu tự cung tự cấp. Thêm vào đó, trong năm 2008 EU sẽ bỏ hạn ngạch dệt may cho Trung Quốc và điều này sẽ gây ra những ảnh hưởng bất lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam khi cạnh tranh trên “sân chơi” EU. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), khi chế độ hạn ngạch dệt may không còn nữa thì thị trường dệt may toàn cầu sẽ nằm trong

45%. Sở dĩ hàng dệt may của Trung Quốc xuất vào EU có nhiều lợi thế như vậy là vì họ hoàn toàn tự túc và chủ động nguồn nguyên liệu, chi phí sản xuất lại thấp, giá thành rất cạnh tranh …

Ngoài ra nếu chúng ta so sánh với các đối thủ trong khu vực về mặt hàng dệt may như Philippines, Thái Lan, Indonesia thì trình độ công nghệ của họ đều đi trước ta nhiều năm, hơn nữa họ rất nhậy bén, thích ứng nhanh với thay đổi của thị trường nên sản phẩm thường rất sinh động và phong phú. Đây là một điều hết sức quan trọng bởi lẽ hàng dệt may là một mặt hàng mang tính thời điểm và phụ thuộc vào xu thế thời trang. Chính vì vậy, chúng ta cần có biện pháp nâng cao khả năng thiết kế cho các nhà thiết kế thời trang nhằm thích ứng nhanh với sự thay đổi hàng ngày hàng giờ của thời trang EU.

2.2 Ảnh hưởng của xu thế tự do hoá thương mại:

Ngoài việc phải cạnh tranh quyết liệt với những nước xuất khẩu hàng dệt may vào EU, chúng ta còn phải đối mặt với những vấn đề như: lạm phát tăng nhanh làm tăng chi phí sản xuất đầu vào, tiền Việt Nam đồng tăng giá, lãi suất cho vay tín dụng tăng lên …

Trước hết, đối với vấn đề lạm phát, căn cứ vào tình hình giá cả đang leo thang tại Việt Nam, thì lạm phát là điều dễ hiểu. Chỉ số giá tiêu dùng tăng 15.67% trong tháng 2/2008, tăng mạnh trong 12 năm qua. Việc giá tiêu dùng tăng lên như vậy đã dẫn đến một loạt các cuộc đình công đòi tăng lương của công nhân các nhà máy may. Tiền lương tối thiểu trong ngành may mặc đã được Chính phủ tăng lên trong năm ngoái, nhưng vẫn không theo được cơn bão tăng giá hàng tiêu dùng. Do đó, các nhà xuất khẩu hàng may mặc có thể sẽ phải đối mặt với tình hình chi phí sản xuất tăng cao.

Do đó, tiền đồng đã tăng lên, cùng với việc các nhà xuất khẩu hàng may mặc lên tiếng về sự cần thiết phải tăng giá thành sản phẩm của họ và xuất khẩu hàng may mặc sang EU có thể sụt giảm. Tuy nhiên, tiền đồng tăng lên làm cho nhập khẩu các sản phẩm dệt trở nên rẻ hơn. Ngành dệt may Việt Nam hiện nay chủ yếu vẫn phải nhập khẩu các nguyên liệu thô, từ xơ cho đến vải.

Một vấn đề nữa cũng hết sức quan trọng đó là lãi suất cho vay tín dụng tăng lên trong khi các kế hoạch đầu tư lớn đang được đưa ra để nâng cao công suất sản xuất xơ và các sản phẩm dệt may. Vì thế các kế hoạch này có thể bị đình lại vì lãi suất cho vay tín dụng tăng lên hơn 18%, cùng với cuộc chiến chống lạm phát và chính sách liên tục thắt chặt cho vay tín dụng. Tuy nhiên, theo dự đoán, các nhà xuất khẩu hàng may mặc Việt Nam sẽ vượt qua được một loạt các khó khăn này, nhờ khả năng cạnh tranh của Trung Quốc và Ấn Độ đã giảm sút.

Trước những vấn đề cấp bách như vậy, Chính phủ đang soạn thảo một số chính sách phối hợp với các doanh nghiệp dệt may nhằm giải quyết tình hình trên. Hy vọng trong thời gian tới ngành dệt may của chúng ta sẽ vượt qua khó khăn và phát triển hơn nữa những tiềm năng về nguồn lao động, nguồn nguyên liệu.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU thời kỳ hậu WTO (Trang 61 - 64)