Đánh giá chung về hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU thời kỳ hậu WTO (Trang 51 - 54)

III. Tình hình xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU

2. Đánh giá chung về hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang

trường EU sau khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO:

2.1 Những kết quả đạt được và tồn tại của ngành dệt may trong năm 2007:

Hoạt động của ngành dệt may trong năm 2007 có nhiều khởi sắc, mặc dù có nhiều khó khăn như: tình trạng thiếu lao động cục bộ; giá bông xơ tăng cao (sản lượng bông xơ trong nước chỉ đạt 7 đến 8 nghìn tấn/năm, chỉ đáp ứng 5% nhu cầu của ngành; năm 2007 toàn ngành phải nhập 230 nghìn tấn bông xơ các loại); tỷ lệ sản xuất theo phương thức gia công còn lớn (hơn 70%), nhưng các doanh nghiệp đã có nhiều cố gắng. Với sự hoạt động khá tích cực và hiệu quả của Hiệp hội dệt may, kim ngạch xuất khẩu của ngành đã vươn lên là một trong các mặt hàng đứng đầu trong danh mục mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam (đạt 7,78 tỷ USD, tăng 33,4% so với thực hiện năm 2006) và đứng trong danh sách 10 quốc gia và vùng lãnh thổ có kim ngạch xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới.

Giá trị sản xuất tăng 17,9% so với năm 2006; một số sản phẩm có tốc độ tăng trưởng khá, như: quần áo may sẵn đạt 1.324,2 triệu sản phẩm, tăng 14,6%; vải lụa thành phẩm 630 triệu m2, tăng 10,5%; quần áo dệt kim 172,2 triệu sản phẩm, tăng 7,3%; sợi toàn bộ 100,5 nghìn tấn, tăng 10,9%... Tuy nhiên, trong năm 2007, hàng may mặc Việt Nam nhập khẩu vào châu Âu tăng không đáng kể, thấp hơn rất nhiều so với xuất sang thị trường Mỹ. Lượng hàng may mặc Việt Nam xuất sang châu Âu chỉ tăng 8%, đạt 1.02 tỉ USD.

Bên cạnh đó, trong năm vừa qua ngành dệt may vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, dù tăng trưởng đạt mức cao nhưng về bản chất lợi nhuận của ngành vẫn thấp. Nguyên nhân của tình trạng trên là do phần lớn nguyên phụ liệu cho ngành này phải nhập khẩu từ nước ngoài, mặc dù chưa có thống kê chính xác, song theo ước tính của một số chuyên gia ngành dệt may, con số này phải lên tới 80%, trong đó chủ yếu là nhập bông, sợi, vải và việc này đã dẫn đến việc ngành dệt may dù tăng trưởng cao nhưng lợi nhuận vẫn bị "âm".

Ngoài ra, một hạn chế nữa là sự chậm trễ trong triển khai xây dựng hai trung tâm nguyên phụ liệu tại Tp.HCM và Hà Nội, đình công lao động của ngành diễn biến phức tạp, các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dệt may chủ yếu tập trung thị trường xuất khẩu mà bỏ quên thị trường nội địa, sản xuất kinh doanh chủ yếu gia công lại sản phẩm.

Với các kết quả đạt được và những hạn chế còn tồn tại, dệt may Việt Nam đang phải đứng trước những thách thức lớn trong năm 2008. Theo đánh giá của Bộ Công Thương và Vitas thì trong năm 2008 việc EU xoá bỏ hạn ngạch cho Trung Quốc, Nhật Bản đạt được tiêu chí xuất xứ "hai công đoạn" với hàng dệt may trong ERA với 6 nước ASEAN (Singapore,

Mailaysia, Indonesia, Thái Lan và Brunei) khiến các doanh nghiệp Việt Nam chịu nhiệu áp lực và gánh nặng hơn năm 2007.

2.2 Những kết quả đạt được và hạn chế trong những tháng đầu năm 2008:

Hàng may mặc Việt Nam xuất khẩu tăng mạnh trong quý đầu của năm 2008, bất chấp sự sụt giảm của ngành dệt toàn cầu và thị trường hàng may mặc Thế giới. Tuy nhiên, xuất khẩu hàng may mặc Việt Nam vẫn đang đứng trước một số nguy cơ như: lạm phát tăng mạnh, tỉ lệ lãi suất cho vay tín dụng cao và chi phí sản xuất cũng đang tăng lên.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan thì hàng may mặc Việt Nam xuất khẩu tăng mạnh trong ba tháng đầu của năm 2008: trong tháng 1, hàng may mặc Việt Nam xuất khẩu tăng 20.7%, đạt 720 triệu USD, sau đó, tăng 18% trong tháng 2, đạt 650 triệu USD. Theo ngành may mặc trong nước, tổng kim ngạch hàng may mặc Việt Nam xuất khẩu có thể đạt 6.1 tỉ USD trong năm nay, tăng 32% so với năm 2007. Nhưng điều đáng chú ý là trong những con số ấn tượng đó thì xuất khẩu hàng dệt may sang EU lại tăng lên không đáng kể. Trong khi đó, hàng may mặc Việt Nam xuất sang Mỹ tăng mạnh 62%, đạt 400 triệu USD trong tháng 1/2008. Mục tiêu xuất khẩu của ngành dệt may trong năm 2008 là 9,5 tỷ USD, tăng 21,8% so với ước thực hiện; trong đó thị trường EU đạt khoảng 1,6 – 1,8 tỷ USD do đó trong thời gian tới Chính phủ cần có những biện pháp hỗ trợ để cùng với các doanh nghiệp dệt may hoàn thành chỉ tiêu đặt ra.

Một số chỉ tiêu kế hoạch năm 2008 của Dệt may Việt Nam: Kim ngạch xuất khẩu là 9,5 tỷ USD, tăng 21,8% so với ước thực hiện, trong đó dự kiến: thị trường Hoa Kỳ ước đạt 5,3 - 5,5 tỷ USD, thị trường EU đạt khoảng 1,6 - 1,8 tỷ USD, Nhật Bản đạt khoảng 800 triệu USD. Cụ thể : - Sợi toàn bộ là 100 nghìn tấn, tăng 8,7% so với ước thực hiện 2007.

- Quần áo dệt kim là 188,5 triệu sản phẩm tăng 8,1% ước thực hiện 2007. - Quần áo may sẵn là 1.591 triệu sản phẩm, tăng 16,6% ước thực hiện 2007.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU thời kỳ hậu WTO (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w