Sau khi đã thực hiện đủ các công việc nêu trên, đã sẵn có một chiến lược phát triển đầy đủ hoàn chỉnh, các nguồn lực được chuẩn bị kĩ càng, công việc còn lại là phải bắt đầu tiến hành triển khai thực thi vào hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Hàng năm, Ngân hàng TMCP Quân Đội đều tập trung vào những định hướng phát triển hàng năm của mình, đồng thời có những chính sách linh động để phù hợp với năng lực và hoàn cảnh thực tế. Trong các năm gần đây, dịch vụ thanh toán quốc tế của Ngân hàng TMCP Quân Đội đều được các tổ chức ngân hàng, tín dụng lớn và có uy tín trên thế giới
như HSBC, Standard Chartered, City Group trao tặng giải thưởng thanh toán quốc tế xuất sắc.
1.2.4. Các chỉ tiêu đo lường kết quả kinh doanh dịch vụ TTQT tại ngân hàng TMCP Quân Đội
• Doanh số và số bộ hồ sơ hoạt động thanh toán quốc tế
Bảng 1.2: Doanh số thanh toán của các phương thức thanh toán quốc tế của Ngân hàng TMCP Quân Đội từ 2004 – 2009. Đơn vị: USD
STT Phương thức Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
1 Chuyển tiền 226.441.631,89 244.122.131,90 339.246.616,54 2 Nhờ thu 9.555.623,63 28.882.240,28 30.087.497,57 3 Thư tín dụng 568.217.371,44 418.002.746,15 416.948.6771,53
STT Phương thức Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
1 Chuyển tiền 852.904.163,46 1.108.775.412,51 1.445.783.028,31 2 Nhờ thu 38.966.016,43 50.655.821,35 60.140.951,34 3 Thư tín dụng 998.553.682,97 1.298.119.787,87 1.584.125.058,49
Nguồn: Báo cáo của phòng Thanh toán quốc tế - Hội sở Ngân hàng TMCP Quân Đội.
Ta có thể thấy qua bảng trên, giá trị thanh toán của cả ba phương thức được Ngân hàng TMCP Quân Đội đều từng bước tăng lên qua các năm. Đối với phương thức thư tín dụng trong năm 2006 và 2005, hai năm liên tiếp đều có sự sụt giảm. Thậm chí năm 2005 giảm so với năm 2004 lên tới 26%, còn trong năm 2006 sự sụt giảm đã không còn nghiêm trọng như trước nữa khi con số giảm sút là không đáng kể. Tuy nhiên sang tới năm 2007, sau khi Việt Nam gia nhập WTO, lượng hàng hóa nhập khẩu cũng tăng mạnh, nhờ đó và dịch vụ thanh toán quốc tế của Ngân hàng TMCP Quân Đội cũng có cơ hội để tăng trưởng khi cả 3 phương thức thanh toán đều có những kết quả ấn tượng. Phương
đột biến hơn 58% so với năm 2006. Con số này là 22 % đối với phương thức nhờ thu còn phương thức chuyển tiền là 51,5%, cũng ấn tượng không kém so với phương thức tín dụng chứng từ. Sang tới năm 2008 và năm 2009, cho dù tình hình kinh tế thế giới và trong nước có chút biến động nhưng giá trị thanh toán quốc tế của Ngân hàng TMCP Quân Đội vẫn không ngừng tăng lên. Trong năm 2008 lần đầu tiên, giá trị thanh toán của phương thức tín dụng chứng từ và chuyển tiền đều đạt trên 1 tỷ USD. Mặt khác qua bảng 1.2 trên, ta cũng có thể thấy được rằng phương thức tín dụng chứng từ vẫn luôn dẫn đầu về giá trị thanh toán.
• Tỉ trọng các phương thức thanh toán quốc tế:
Như quan sát trên hình 1.15 dưới đây, dễ dàng nhận ra sự vượt trội của phương thức tín dụng chứng từ so với hai phương thức còn lại. Trung bình trong những năm qua phương thức này chiếm tới 56,82%, cao nhất là năm 2004 với tỉ lệ đạt tới 70,66%. Tuy nhiên trong những năm gần đây thì tỉ trọng của phương thức chuyển tiền cũng tăng lên và đạt gần bằng tín dụng chứng từ. Từ chỗ chỉ đạt 28,15% trong năm 2004 thì tới năm 2009 tỉ lệ này đã là 46,96 %, so sánh với con số 51,10 % của phương thức tín dụng chứng từ thì khoảng cách không là bao xa.
Hình 1.15: Tỉ trọng các phương thức thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Quân Đội từ 2004 - 2009
Nguồn: Báo cáo phòng thanh toán quốc tế - hội sở Ngân hàng TMCP Quân Đội.
Điều này cũng dễ hiểu vì theo thời gian các khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Quân Đội có nhiều năm kinh nghiệm giao dịch với bạn hàng nước ngoài nên đã hình thành được niềm tin trong quan hệ kinh doanh. Do đó mà họ dần chuyển sang phương thức chuyển tiền để đảm bảo tính tiện dụng và nhanh chóng trong kinh doanh.
• Doanh số và số bộ hồ sơ của phương thức chuyển tiền:
Số bộ hồ sơ và tổng giá trị thanh toán của phương thức chuyển tiền trong dịch vụ thanh toán quốc tế của Ngân hàng TMCP Quân Đội trong những năm vừa qua được thể hiện qua bảng 1.3 dưới đây.
Bảng 1.3: Doanh số thanh toán của phương thức chuyển tiền tại Ngân hàng TMCP Quân Đội từ 2004 – 2009
Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Nhập khẩu Xuất khẩu Bộ 3.860 4.483 6.438 2.408 2.839 4.767 Nhập khẩu Xuất khẩu USD 226.441.631,89 224.122.131,90 339.246.616,54 163.010.443,30 167.786.410,76 255.972.963,73
Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Nhập khẩu Xuất khẩu Bộ 11.431 14.860 16.898 8.176 10.628 12.296 Nhập khẩu Xuất khẩu USD 852.904.163,46 1.108.775.412,51 1.445.783.028,31 588.030.928,30 778.740.206,80 886.453.023,11
Nguồn: Báo cáo của phòng thanh toán quốc tế - Hội sở Ngân hàng TMCP Quân Đội.
Số lượng và giá trị thanh toán qua các năm đều có xu hướng tăng lên. Hơn nữa tốc độ tăng này càng ngày càng lớn hơn. Nếu như trong năm 2004 và 2005, só lượng bộ hồ sơ cũng như tổng giá trị thanh toán tăng lên không đáng kể, thì sang tới năm 2006, tổng số bộ hồ sơ tăng lên 43%, giá trị thanh toán tăng thêm 38% nữa. Như đã nói ở trên, năm 2007 cùng với sự kiện Việt Nam gia nhập WTO thì cũng có sự bứt phá mạnh mẽ trong thanh toán quốc tế nói chung và phương thức chuyển tiền nói riêng. Trong năm này, số bộ hồ sơ tăng gần gấp đôi, giá trị thanh toán cũng tăng lên tới 52%. Năm 2008 và 2009 cho dù có khủng hoảng kinh tế nhưng số bộ hồ sơ thanh toán cũng như giá trị thanh toán cũng tăng lên tương đối ổn định. Mức tăng lên của năm 2009 so với năm 2008 là
2030 bộ hồ sơ, giá trị tăng thêm đạt xấp xỉ 30%. Năm 2008 so với năm 2007 cũng tương đương với 3429 bộ hồ sơ tăng thêm, giá trị tăng lên cũng xấp xỉ 30%. Như vậy có thể thấy có một đặc điểm đó là tốc độ tăng của giá trị thanh toán thấp hơn khá nhiều so với tốc độ tăng lên của số bộ hồ sơ. Điều này cho thấy các hợp đồng thanh toán đang có xu hướng giảm giá trị, có thể giải thích lý do này vì Ngân hàng TMCP Quân Đội đang mở rộng khách hàng, hướng tới những khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
• Doanh số và số bộ hồ sơ của phương thức nhờ thu
Không có gì để nói nhiều về phương thức nhờ thu. Dễ dàng nhận thấy phương thức này chiếm tỉ trọng rất nhỏ trong cơ cấu các phương thức thanh toán của Ngân hàng TMCP Quân Đội. Tuy vậy phương thức này đã có mức tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm qua, từ con số 77 bộ hồ sơ năm 2004 lên tới 1002 bộ hồ sơ vào năm 2009. Số bộ hồ sơ đã tăng lên gấp 13 lần chỉ sau 6 năm. Còn tốc độ tăng của giá trị thanh toán thì đạt xấp xỉ khoảng 50%/ năm. Còn riêng năm 2009 thì đó là xấp xỉ 20%. Dẫu vậy nếu so sánh với hai phương thức còn lại thì đây vẫn là phương thức chiếm tỉ trọng rất nhỏ bé và không đáng kể.
Bảng 1.4: Doanh số thanh toán của phương thức nhờ thu tại Ngân hàng TMCP Quân Đội từ 2004 – 2009
Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Nhập khẩu Xuất khẩu
Bộ
77 253 292
Nhập khẩu Xuất khẩu
USD
9.555.623,63 28.882.240,28 30.807.497,57 3.625.938,38 5.572.403,79 12.858.409,41
Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Nhập khẩu Xuất khẩu Bộ 656 853 1.002 345 449 544 Nhập khẩu Xuất khẩu USD 38.966.016,43 50.655.821,35 60.140.951,34 15.699.066,53 20.408.768,48 24.700.145,87
Nguồn: Báo cáo của phòng thanh toán quốc tế - Hội sở Ngân hàng TMCP Quân Đội
• Doanh số và số bộ hồ sơ của phương thức thư tín dụng
Phương thức tín dụng chứng từ hay thư tín dụng là phương thức thanh toán quốc tế phổ biến nhất trên thế giới nói chung cũng như tại các Việt Nam nói riêng. Trong bảng 1.5 phía trên là tổng số bộ hồ sơ và giá trị thanh toán từ năm 2004 tới năm 2009. Đây là phương thức chiếm tỷ trọng lớn nhất trong dịch vụ thanh toán quốc tế của Ngân hàng TMCP Quân Đội. Tuy nhiên sự tăng trưởng của phương thức này không đồng đều qua từng năm. Phải trải qua 2 năm sụt giảm liên tiếp vào năm 2005 và năm 2006, phương thức này mới chỉ phục hồi mạnh mẽ vào năm 2007 và sau đó có phần ổn định hơn trong các năm 2008 và 2009. Trong năm 2009, số bộ hồ sơ đã tăng lên thêm 334 bộ hồ sơ và tổng giá trị thanh toán tăng thêm 22 % so với năm 2008
Bảng 1.5: Doanh số thanh toán của phương thức thư tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân Đội từ 2004 – 2009
Nhập khẩu Xuất khẩu Bộ 1.090 1.498 1.933 888 1.267 1.650 Nhập khẩu Xuất khẩu USD 568.217.371,44 418.002.746,15 416.948.6771,53 549.844.075,37 393.947.170,36 393.428.254,03
Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Nhập khẩu Xuất khẩu Bộ 2.224 2.891 3.225 1.979 2.573 2.896 Nhập khẩu Xuất khẩu USD 998.553.682,97 1.298.119.787,87 1.584.125.058,49 920.908.903,68 1.197.181.574,79 1.240.223.034,12
Nguồn: Báo cáo của phòng thanh toán quốc tế - Hội sở Ngân hàng TMCP Quân Đội
Mặt khác nếu ta đặt bảng số liệu 1.5 với bảng 1.3 để so sánh giữa hai phương thức tín dụng chứng từ và phương thức chuyển tiền. Dễ dàng nhận thấy một điều, dù giá trị hai phương thức này gần như tương đương không có sự chênh lệch nhiều thì đối với số bộ hồ sơ lại hoàn toàn ngược lại. Trung bình hàng năm số bộ hồ sơ thanh toán bằng chuyển tiền luôn gấp khoảng 4,23 lần số bộ hồ sơ bằng thư tín dụng. Còn riêng năm 2009 là 5,23 lần. Như vậy có một đặc điểm là các khách hàng của Ngân hàng TMCP Quân Đội có thói quen sử dụng phương thức chuyển tiền cho những hợp động có giá trị nhỏ hơn, còn những hợp đồng có giá trị lớn thì họ sử dụng phương thức tín dụng chứng từ. Đây cũng nhờ một phần là do tư vấn của Ngân hàng TMCP Quân Đội dành cho những khách hàng của mình.
Bảng 1.6: Doanh thu phí dịch vụ thanh toán quốc tế của Ngân hàng TMCP Quân Đội từ 2004 – 2009. Đơn vị: Tỉ VND
Năm 2004 2005 2006 2007 2008 2009
Doanh thu phí dịch vụ 8,25 13,76 15,56 33,91 42.06 77,4 Tốc độ tăng (%) - 66,76 13,04 117,93 24,03 84 Doanh thu toàn MB 173.826 299.992 572.689 1.054.432 1.638.084 2.653.511
Nguồn: Báo cáo thường niên và báo cáo của phòng thanh toán quốc tế - hội sở Ngân hàng TMCP Quân Đội
Doanh thu phí dịch vụ thanh toán quốc tế của Ngân hàng TMCP Quân Đội có mức tăng trưởng mạnh qua từng năm. Tuy nhiên mức tăng trưởng như ta thấy lại không đồng đều, cứ 1 năm cao rồi lại một năm chậm lại. Mặt khách nếu nhìn vào doanh thu từ phí dịch vụ thanh toán quốc tế và so sánh với tổng doanh thu toàn ngân hàng thì có thể thấy đóng góp của dịch vụ thanh toán quốc tế còn rất hạn chế, chỉ vào khoảng 5 tới 8 %.
• Mức phí dịch vụ thanh toán quốc tế
Bất kì một khách hàng dù là cá nhân hay doanh nghiệp khi sử dụng dịch thanh toán quốc tế đều quan tâm tới mức phí mà họ phải trả cho việc sử dụng dịch vụ. Sự so sánh mức phí của các ngân hàng vơi cùng một dịch vụ là tâm lý chung của khách hàng. Từ năm 2004 tới nay mức phí dịch vụ thanh toán quốc tế không có sự thay đổi và là đều là mặt bằng chung so với một số ngân hàng và được thể hiện ở bảng sau.
Bảng 1.7: Mức phí dịch vụ của Ngân hàng Quân Đội (MB), Vietcombank (VBC), Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV). Đơn vị tính :USD
STT Phương thức TT MB VBC BIDV 1 Chuyển tiền Tối thiểu Tối đa 10 400 3005 200 2 2 Nhờ thu Tối thiểu Tối đa 10 300 10 200 5 200 3 Thư tín dụng Tối thiểu Tối đa 10 500 50 500 10 300
Nguồn: Phòng Thanh toán quốc tế - Hội sở Ngân hàng TMCP Quân Đội, Webstite của VBC, BIDV
• Thị phần thanh toán quốc tế
Hàng năm thị phần thanh toán quốc tế của Ngân hàng TMCP Quân Đội đều tăng dần. Trong các năm từ 2004 tới 2006, thị phần của của Ngân hàng TMCP Quân Đội đã tăng thêm được 5%. Tuy nhiên chỉ trong năm 2007, tình hình có sự thay đổi mạnh khi Ngân hàng TMCP Quân Đội đã chiếm được tới 20% thị phần thanh toán quốc tế trên thị trường. Đây quả là một con số rất ấn tượng và đang khích lệ dành cho Ngân hàng TMCP Quân Đội. Không những vậy tiếp tục trong 2 năm 2008 và 2009 dù cho có nhiều biến động cả ở thị trường trong và ngoài nước, nhưng giá trị thanh toán cũng như doanh thu phí dịch vụ của Ngân hàng TMCP Quân Đội đều tăng lên. Năm 2009 đã tăng lên 30% so với năm 2008. Điều này làm cho thị phần thanh toán quốc tế của ngân hàng đã tăng thêm 5 % nữa trong hai năm này đạt 25% vào năm 2009.
Hình 1.16: Thị phần thanh toán quốc tế của Ngân hàng TMCP Quân Đội từ năm 2004 tới 2009
Nguồn: Báo cáo phòng Thanh toán quốc tế - Hội Sở Ngân hàng TMCP Quân Đội.
1.3. Đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ TTQT tại ngân hàng TMCP Quân Đội
1.3.1. Thành công và ưu điểm chủ yếu
Qua nhiều năm hoạt động, dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Quân Đội đã có nhiều những thành công nhất định. Kết quả dịch vụ thanh toán quốc tế đã góp một phần tương đối quan trọng vào kết quả hoạt động chung của toàn hệ thống. Cho tới nay, dịch vụ thanh toán quốc tế của Ngân hàng TMCP Quân Đội vẫn luôn đảm bảo và tuân theo luật pháp và thông lệ quốc tế vốn có. Uy tín của ngân hàng đối với khách hàng và các ngân hàng lớn trên thế giơi cũng dần được củng cố. Dưới đây chính là các thành công cụ thể của dịch vụ thanh toán quốc tế trong những năm gần đây.
Đầu tiên, chúng ta có thể thấy dịch vụ thanh toán quốc tế của Ngân hàng TMCP Quân Đội đang phát triển mạnh về chiều rộng, số bộ hồ sơ và doanh số tăng dần qua các năm. Số lượng giao dịch ngày càng tăng, giá trị của các bộ hồ sơ ngày càng lớn. điều này cho thấy số lượng khách hàng giao dịch nói chung và số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Quân Đội nói riêng cũng ngày một tăng lên.
Thứ hai, doanh thu từ phí dịch vụ của Ngân hàng TMCP Quân Đội tuy vẫn còn nhỏ bé so với tổng doanh thu của toàn hệ thống tuy nhiên lại có tốc độ tăng trưởng hàng năm rất ấn tượng. Điều này nhờ vào những chính sách hướng tới khách hàng hơn của Ngân hàng TMCP Quân Đội trong thời gian qua. Mức kí quỹ tại ngân hàng giờ đây không còn cố định ở mức 100% như trước nữa mà đã vô cùng linh hoạt với nhiều mức kí quỹ khác nhau ứng với từng cấp độ khách hàng và lĩnh vực ngành nghề kinh doanh.
Thứ ba, quản trị rủi ro được thực hiện tốt. Trong những năm gần đây, mặc dù có nhiều biến động khó lường của thị trường tài chính quốc tế và trong nước, tuy nhiên Ngân hàng TMCP Quân Đội chưa hề có một trường hợp nào rủi ro về thanh toán quốc tế. Điều này cũng nhờ một phần công không nhỏ vào những tư vấn rất quan trọng của công ty Earnt & Young. Điều này không những đảm bảo sự an toàn, chắc chắn cho nguồn vốn của ngân hàng mà còn tạo ra sự ổn định và tin tưởng nơi khách hàng.