CHƯƠNG II: CÁC GIAO DIỆN VÀ PHỐI HỢP MẠNG
2.2. Ghép nối mạng ATM với mạng khác 1 Phối hợp với mạng hiện tạ
2.2.1. Phối hợp với mạng hiện tại
Trong hơn thập kỷ vừa qua, các mạng máy tính cùng với cơng nghệ tiên tiến về mạng phát triển rất nhanh, với các yêu cầu mới và nhanh hơn nữa đang là vấn đề đặt ra nhiều thử thách mới cho các nhà nghiêng cứu.
Việc ứng dụng ATM trong tương lai gần sẽ được thực hiện trong nhiều giai đoạn. Trong giai đoạn đầu mạng hiện tại sẽ tích hợp vào hoặc đấu nối với mạng ATM. Hiện nay cơ sở viễn thơng tại nhiều nước phát triển thường bao gồm các mạng khác nhau như:
Mạng chuyển mạch điện thoại cơng cộng(PSTN) Telex
Các kênh thuê riêng
Mạng số liệu chuyển mạch kênh
N-ISDN (mạng số tích hợp đa dịch vụ băng hẹp) Các mạng phân phối TV bằng cáp đồng trục(CATV)
Các dịch vụ mà các mạng hiện cĩ cung cấp tới khách hàng (với phạm vi thay đổi tuỳ thuộc vào từng nước) sẽ hồ nhập với những dịch vụ mới mà mạng ATM cung cấp. Phụ thuộc vào phương pháp triển khai cụ thể mạng ATM mà một tỷ lệ thiết bị và cơ sở của các mạng hiện cĩ sẽ được nâng cấp, nhưng phần lớn nhất là vẫn được giữ nguyên như hiện cĩ (nhất là vào giai đoạn đầu. Như vậy cần phải cĩ sự phối hợp (Interworking) giữa các mạng.
Trong một số nước, các mạng cũ như là PSTN sẽ được nhập vào với mạng N-ISDN trước khi sự phối hợp thực sự với mạng ATM được đặt ra. Trong một số trường hợp khác việc tích hợp với mạng N-ISDN sẽ chậm hơn và cĩ thể bỏ qua do việc kết nối thẳng với mạng ATM; tại các nước này sê địi hỏi cần sự phối hợp trực tiếp mạng ATM với mạng cũ.
Khái niệm về phân phối được sử dụng để biểu thị sự hoạt động tương hổ giữa các mạng, các hệ thống đầu cuối hoặc các phần của chúng, với mục đích cung cấp sự liên lạc từ đầu cuối đến đầu cuối. Các chức năng phối hợp cĩ thể được triển khai trong mạng ATM băng rộng, tại thiết bị của khách hàng, trong các loại mạng hoặc trong một số tổ hợp của chúng.