Tổng hợp kết quả tốiưu vùng phủ 3G

Một phần của tài liệu Tối ưu hóa mạng truy nhập vô tuyến công nghệ UMTS (Trang 81 - 92)

CHƯƠNG 3 QUÁ TRÌNH ĐO KIỂM VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ TRƯỚC VÀ SAU TỐI ƯU MẠNG TRUY NHẬP VÔ TUYẾN 3GTẠ

3.5. Tổng hợp kết quả tốiưu vùng phủ 3G

RSCP

RSCP (Received Signal Code Power) biểu diễn công suất thu trên kênh pilot CPICH của các Node B trong mạng 3G. Kênh pilot trong mạng 3G có công suất không đổi (không áp dụng điều khiển công suất). Do đó, độ mạnh yếu của RSCP sẽ thể hiện mức độ phủ sóng của mạng 3G.

So sánh RSCP của mạng 3G Vinaphone trước và sau tối ưu được thể hiện qua biểu đồ phân bố thống kê ( Hình 3.4 ) và đồ thị mức thu tại các vị trí đo drive test ( Hình 3.5 ).

Best Server Scanned RSCP - Trước tối ưu Best Server Scanned RSCP - Sau tối ưu Hình 3.5. RSCP trước và sau tối ưu

Từ đồ thị trên Hình 3.4, có thể thấy RSCP trong mạng sau điều chỉnh tối ưu vùng phủ được cải thiện rõ rệt. Cụ thể, trước khi thực hiện tối ưu có tới 8,46% số mẫu RSCP nhỏ hơn -95 dBm (mức thu xấu). Sau khi thực hiện tối ưu, tỉ lệ mẫu RSCP nhỏ hơn -95 dBm chỉ còn 0,23%. Sau khi tối ưu, có 90.9% số mẫu RSCP lớn hơn -85 dBm, mức thu đảm bảo yêu cầu sử dụng mạng 3G ở trong nhà. Con số này tương ứng trước tối ưu chỉ là 74,34%.

Trong biểu diễn mức thu trên đường ở Hình 3.5, có thể thấy hầu hết các vị trí có mức thu RSCP dưới -95 dBm trước tối ưu đã được xử lí sau tối ưu vùng phủ.

Ec/Io

Ec/Io là tỉ lệ giữa mức năng lượng chip WCDMA trên mật độ công suất nhiễu trên kênh CPICH của Node B, được sử dụng để biểu diễn chất lượng tín hiệu trong mạng 3G. Hiện tại, phần lớn các hệ thống 3G UMTS đều coi Ec/Io là chỉ tiêu chính đánh giá và sắp xếp thứ tự mạnh yếu của tín hiệu (Best Server) khi chuyển giao hoặc thực hiện các điều khiển khác trong hệ thống.

So sánh Ec/Io của mạng 3G Vinaphone trước và sau tối ưu được thể hiện qua biểu đồ phân bố thống kê ( Hình 3.6) và đồ thị mức thu tại các vị trí đo drive test (Hình 3.7 ).

Best Server Scanned EcIo - Trước tối ưu Best Server Scanned EcIo - Sau tối ưu Hình 3.7. Ec/Io trước và sau tối ưu

Từ đồ thị trên Hình 3.6, có thể thấy Ec/Io trong mạng sau điều chỉnh tối ưu vùng phủ được cải thiện rõ rệt. Cụ thể, trước khi thực hiện tối ưu chỉ có 95,08% số mẫu EcIo không nhỏ hơn -12 dB. Sau khi thực hiện tối ưu, tỉ lệ mẫu EcIo không nhỏ hơn -12 dB được nâng lên 99,28%. Với mức ngưỡng Ec/Io bằng -9 dB (mức chất lượng tốt), chỉ có 79,66% mẫu đạt yêu cầu trước tối ưu, trong khi con số tương ứng sau tối ưu là 90,38%.

Trong biểu diễn mức Ec/Io trên đường ở Hình 3.7, có thể thấy hầu hết các vị trí có mức thu chất lượng Ec/Io dưới -12 dBm trước tối ưu đã được xử lí sau tối ưu vùng phủ. Sau khi tối ưu, Ec/Io của mạng 3G được cải thiện rõ rệt.

Pilot Pollution

Pilot Pollution là hiện tượng xảy ra khi tại một vị trí xác định, có ít nhất 4 tín hiệu thu được có mức Ec/Io chênh nhau không quá 5 dB. Đây là tham số đánh giá khả năng có nhiễu trong mạng tại vị trí, khu vực xác định khi lưu lượng trong mạng cao. Một điểm cần lưu ý trong hiện tượng pilot pollution là bản thân tín hiệu pilot có công suất không đủ mạnh để gây nhiễu. Pilot pollution thể hiện khả năng gây nhiễu do anten hoặc các thông số vật lí của Node B trong mạng bố trí chưa hợp lí, phủ chồng chéo tại vị trí có pilot pollution. Do đó, khi lưu lượng trong mạng cao (trong giờ cao điểm), nhiễu tại các khu vực, vị trí này sẽ cao, làm giảm chất lượng và khả năng phục vụ của mạng tại khu vực có pilot pollution.

Hình 3.8biểu diễn các vị trí xảy ra pilot pollution trong mạng 3G của VNP tại một Cluster – TPHCM trước và sau tối ưu.

Hình 3.8. Các vị trí có Pilot Pollution trước và sau tối ưu

Bảng 3.1. Tổng hợp các thông số được thay đổi, điều chỉnh

Thực tế Sau điều chỉnh tối ưu

Idx Site Name SiteID CI PSC Azimuth Height E-Til t

M-Til Til t

Azimuth Height E-Til t M- Tilt 1 Dong-Xoai_HCM HC1051 10511 154 0 24 6 2 15 24 6 2 2 Ba-Queo_HCM HC1050 10501 147 0 24 8 0 10 24 5 0 3 Ba-Queo_HCM HC1050 10502 148 115 24 7 0 115 24 5 0 4 Ng-Q-Bich-12E-QTB_HCM HC1706 17061 144 0 22 7 0 340 22 5 0 5 Ng-Q-Bich-12E-QTB_HCM HC1706 17063 146 240 22 7 0 240 22 3 0 6 Hoang-Hoa-Tham_HCM HC1045 10453 143 230 23 6 0 250 23 3 0 7 Dong-Xoai_HCM HC1051 10512 155 120 24 6 2 120 24 2 2 8 Tr-C-Dinh-138-26-QTB_HCM HC1343 13433 179 240 25 6 0 220 25 4 0 9 Ng-T-To-12-QTP_HCM HC1770 17701 377 0 26 8.5 0 0 26 10 0 10 Tr-C-Dinh-138-26-QTB_HCM HC1343 13431 177 0 25 6 0 10 25 5 0 11 Tran-M-Ninh-65-QTB_HCM HC1338 13383 183 240 22 10 2 260 22 6 2 12 Vo-T-Trang-1A-QTB_HCM HC1389 13893 186 240 22 8 3 240 22 4 3 13 Pham-P-Thu-30-QTB_HCM HC1344 13442 192 100 27 8 1 100 27 6 1 14 Xuan-Dieu_HCM HC1166 11663 169 200 21 6 0 240 21 4 0 15 Tan-Son-Nhat2_HCM HC1161 11613 6 240 24 5 4 240 24 3 4

Chú ý: chỗ bôi vàng là giá trị thực tế khác với giá trị khai báo hoặc là giá trị sau khi thay đổi, điều chỉnh khi tối ưu vùng phủ.

Các tồn tại, khuyến nghị

Nói chung, việc tối ưu vùng phủ thực hiện trong cluster 31 thu được kết quả khá tốt, chất lượng các tham số vô tuyến chính được nâng cao đáng kể. Tuy nhiên, tại một số vị trí nằm trong cluster này, các vị trí trong ngõ nhỏ 2m, có nhiều tòa nhà cao tầng nên việc điều chỉnh trạm không đạt được hiệu quả, vẫn tồn tại một số pilot pollution.

Kết quả tối ưu vùng phủ

Trường hợp 1 – RSCP

Trường hợp 2 – Pilot Pollution

Hình 3.11. Scanned RSCP – Best Server & Pilot Pollution Alert – Trường hợp 02 – Before Opt

Hình 3.12. Scanned RSCP – Best Server & Pilot Pollution Alert – Trường hợp 02 – After Opt

KẾT LUẬN

Đồ án đã phân tích các vấn đề về quan trọng về tối ưu hóa như điều khiển công suất , chuyên giao, các tham số tối ưu và chi tiết các quá trình thực hiện tối ưu hóa hệ thống. Công việc đánh giá và tối ưu hóa tại một Cluster trên địa bàn TP Hồ Chí Minh cũng cho các kết qủa khả quan sau tối ưu, mặc dù còn tồn tại những hạn chế trong khi đo kiểm do điều kiện địa hình, thời tiết tuy nhiên kết quả thu được khá tốt, góp phần nâng cao chất lượng mạng của Vinaphone tại khu vực đo.

Trong thời điểm hiện tại, các thay đổi về địa hình như các tòa nhà cao tầng xuất hiện, các thay đổi do nhu cầu như mở rộng vùng phủ, lắp thêm trạm mới xảy ra một cách liên tục, vì thế công việc thực hiện tối ưu hóa mạng là một công việc cần được diễn ra thường xuyên và liên tục, đòi hỏi các kỹ sư tối ưu nắm vững các kỹ thuật tối ưu cũng như tích lũy kinh nghiệm thực tiễn trong công việc tối ưu hóa.Trong tương lai, các công cụ tối ưu và các phương pháp đo kiểm sẽ còn thay đổi, giúp công việc tối ưu trở nên đơn giản và chính xác hơn.

Xuyên suốt quá trình làm đồ án, việc tim hiểu quá trình tối ưu hóa đã mang lại cho em không ít những hiểu biết về công tác tối ưu được triển khai trong thực tế, điều đó là rất cần thiết cho công việc sau khi tốt nghiệp. Tuy nhiên, do hiểu biết và kinh nghiệm còn hạn chế, nên đồ án khó tránh khỏi những thiếu sót, em mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo và các bạn sinh viên để có thể hoàn thiện kiến thức của mình.

Một lần nữa xin em được gửi lời cảm ơn tới thầy Đỗ Trung Anh – Viện Nghiên Cứu Khoa Học Bưu Điện đã tạo điều kiện và hướng dẫn rất tận tình để em có thể hoàn thành đồ án. Em xin cảm ơn các thầy cô giáo tại Khoa Viễn Thông I đã giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập tại học viện.

Hà Nội, ngày 7 tháng 12 năm 2012 Sinh viên thực hiện

Một phần của tài liệu Tối ưu hóa mạng truy nhập vô tuyến công nghệ UMTS (Trang 81 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w