CHƯƠNG 2 CÁC THAM SỐ SỬ DỤNG TRONG TỐIƯU VÀ CÁC VẤN ĐỀ TỐI ƯU HÓA MẠNG TRUY NHẬP VÔ TUYẾN CÔNG NGHỆ
2.1. Các tham số sử dụng trong tốiưu 1 Nguyên tắc lựa chọn tham số tối ưu
Về lí thuyết, toàn bộ các tham số về mặt vật lí và logic trong mạng vô tuyến di động nói chung hoặc mạng GSM/UMTS nói chung đều có thể được sử dụng để thực hiện tối ưu hóa hệ thống. Các tham số có thể được phân thành các nhóm theo tiêu chí khác nhau như sau:
- Các tham số có khả năng điều chỉnh/thay đổi từ xa hoặc các tham số chỉ được điều chỉnh/thay đổi tại hiện trường triển khai, lắp đặt;
- Tham số ảnh hưởng đến chỉ một hoặc một số cell trong phạm vi hẹp hoặc ảnh hưởng đến nhiều cell trong phạm vi rộng;
- Các tham số về vô tuyến chủ yếu gây ảnh hưởng đến vùng phủ sóng và nhiễu trong mạng;
- Tham số về lưu lượng, ảnh hưởng đến khả năng truyền phát thoại/dữ liệu;
- Tham số có giá trị “cứng”, ít thay đổi (ví dụ công suất phát kênh CPICH) và tham số có giá trị “mềm”, thay đổi liên tục trong quá trình vận hành (ví dụ tham số điều khiển công suất);
- Tham số tĩnh, được xác lập theo các thủ tục/trạng thái tĩnh của UE và tham số động (ví dụ tham số liên quản đến chuyển giao giữa các cell).
Tuy nhiên, do điều kiện hạn chế về năng lực xử lí và tốc độ đáp ứng, người ta phải giảm thiểu số lượng các tham số cần hiệu chỉnh/thay đổi. Một số ưu tiên đặt ra cho việc lựa chọn tham số để tối ưu bao gồm:
- Tham số có thể điều chỉnh/can thiệp trực tiếp từ hệ thống hoặc tại hiện trường; Kết quả sau khi điều chỉnh/thay đổi tham số có thể ước lượng bằng mô hình hoặc lí thuyết để kiểm chứng, đối chiếu với kết quả đo thực tế để đánh giá hiệu quả tối ưu;