Điều chỉnh tham số hệ thống 2.6.3.Phân tích vùng phủ

Một phần của tài liệu Tối ưu hóa mạng truy nhập vô tuyến công nghệ UMTS (Trang 60 - 72)

15 HSDPA_Call_Setup_Time

2.6.2.Điều chỉnh tham số hệ thống 2.6.3.Phân tích vùng phủ

2.6.3. Phân tích vùng phủ

Phân tích vùng phủ là vấn đề then chốt trong tối ưu hóa RF. Các công việc cần thực hiện trong phân tích vùng phủ bao gồm:

- Xác định và phân tích vùng phủ yếu (Weak coverage);

- Xác định và phân tích hiện tượng chồng lấn vùng phủ của các cell ( Cross-cell); - Phân tích hiện tượng đường lên và đường xuống không cân bằng;

- Không có cell chủ đạo.

Vùng phủ yếu (Weak coverage)

Vùng phủ yếu là vùng phủ có RSCP (Received Signal Code Power) của các tín hiệu pilot nhỏ hơn -95 dBm. Vùng phủ yếu thường nằm ở các khu vực như:

- Thung lũng - Sau sườn đồi - Thang máy - Đường hầm - Ga ra dưới đất - Tầng hầm

Vấn đề khó truy cập các dịch vụ đầy đủ sẽ xảy ra nếu các tín hiệu pilot yếu hơn so với yêu cầu của dịch vụ hoặc các tín hiệu pilot đạt yêu cầu nhưng Ec/Io của kênh PICH không phù hợp với các yêu cầu tối thiểu của các dịch vụ đầy đủdo nhiễu đồng kênh lớn.

Nếu RSCP của các tín hiệu pilot thấp hơn ngưỡng truy cập tối thiểu trong một khu vực phủ sóng, UE không thể kết nối vào cell, vì vậy UE bị rớt do lỗi cập nhật và đăng ký vị trí.

Để giải quyết các vấn đề trên, có thể sử dụng các phương pháp sau:

Tăng công suất pilot, điều chỉnh góc tilt và góc phương vị của anten, tăng độ cao anten, sử dụng các anten có tăng ích cao hơn để tối ưu vùng phủ sóng;

Nếu số lượng thuê bao bị quá tải tại các khu vực không bị các Node B lân cận chồng lấn vùng phủ hoặc bị chồng lấn ít, có thể xây dựng các Node B mới hoặc mở rộng phạm vi phủ sóng của các Node B lân cận. Điều này sẽ đảm bảo khu vực chuyển giao mềm có kích thước đủ lớn. Chú ý: vùng phủ tăng có thể dẫn tới nhiễu trong tần số và nhiễu liên tần số.

Xây dựng các Node B mới hoặc thêm RRU trong khu vực thung lũng và sau sườn đồi (vùng phủ yếu) để mở rộng phạm vi phủ sóng;

Sử dụng RRU, hệ thống phân tán trong nhà, anten định hướng để giải quyết các vấn đề trong thang máy, đường hầm, ga ra dưới đất, tầng hầm, các khu vực phía sau tòa nhà cao tầng ( vùng không có tín hiệu).

Vùng phủ các cell chồng lấn vùng phủ ( Cross-cell)

Vùng phủ cell chồng lấn là hiện tượng vùng phủ sóng của một số Node B vượt quá kế hoạch ban đầu và lấn sang khu vực phủ sóng của cell khác. Tại khu vực xảy ra hiện tượng chồng lấn, vùng phủ của các cell bị gián đoạn, không liên tục. Ví dụ, nếu Node B cao hơn chiều cao trung bình của các tòa nhà bên cạnh,tín hiệu pilot của cell tương ứng sẽ rất mạnh ngay tại khu vực phủ sóng của Node B khác. Trong vùng bị chồng lấn, một cuộc gọi đang kết nối với cell trên có thể bị rơi do các cell xung quanh không được khai báo là cell lân cận với cell đang kết nối.

Để xử lí hiện tượng vùng phủ cell bị chồng lấn, có thể sử dụng các biện pháp sau:

Với vùng phủ chồng lấn cell: ngăn chặn việc truyền tín hiệu trực tiếp dọc theo các con đường hoặc giảm khu vực chồng lấn cell bằng cách xoay anten để vùng phủ của anten cao bị che chắn bởi các tòa nhà bên cạnh;

Với các Node B quá cao: do có nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm các vị trí mới (vấn đề nhà trạm và lắp đặt thiết bị ) nên có thể triệt tiêu vùng chồng lấn và giảm nhỏ vùng phủ của Node B bằng cách điều chỉnh công suất phát pilot và sử dụng góc tilt điện.

Đường lên và đường xuống không cân bằng

Hiện tượng đường lên và đường xuống không cân bằng tương ứng với các trường hợp sau:

Vùng phủ đường xuống tốt nhưng vùng phủ đường lên bị hạn chế. Công suất truyền sóng của UE lên tới cực đại cũng vẫn không đáp ứng các yêu cầu BLER đường lên;

Vùng phủ đường xuống bị hạn chế. Công suất truyền sóng DCH đường xuống đạt tới cực đại vẫn không đáp ứng các yêu cầu BLER đường xuống.

Nếu đường lên và đường xuống không cân bằng, cuộc gọi dễ bị rớt.

Để hạn chế ảnh hưởng của hiện tượng trên, nhà quản lí, vận hành mạng cần liên tục giám sát, kểm tra nhiễu thông qua các cảnh báo RTWP của Node B. Ngoài ra, trên cơ sở xác định nguyên nhân gây ra các hiện tượng trên, nhà khai thác cần có biện pháp xử lí thích hợp. Một số nguyên nhân có thể gây ra hiện tượng mất cân bằng bao gồm:

Độ tăng ích đường lên và đường xuống của các bộ lặp hoặc khuếch đại bị lỗi;

Trong hệ thống sử dụng anten Rx, Tx độc lập, phần phân tập trong hệ thống anten-feeder đường thu bị lỗi;

Các vấn đề của Node B như lỗi bộ khuếch đại công suất.

Các vấn đề về mất cân bằng giữa đường lên và đường xuống có thể được giải quyết bằng cách thay thế, điều chỉnh lại các phần tử mạng trong hệ thống.

Không có cell chủ đạo (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khu vực không có pilot chủ đạo là các khu vực không có pilotvới mức nổi trội hoặc khu vực có nhiều pilot ở mức khá gần nhau, dẫn tới tình trạng cell chủ thường xuyên thay đổi. Trong các khu vực không có cell chủ đạo, UE chuyển giao nhiều, làm giảmhiệu suất hệ thống và làm tăng khả năng rớt cuộc gọi tăng.

Trong các khu vực không có cell chủ đạo, có thể mở rộng vùng phủ bằng cách tăng cường tín hiệu mạnh từ các cell hoặc giảm vùng phủ bằng các giảm tín hiệu từ các cell thông quađiều chỉnh góc tilt và góc phương vị của anten.

Như vậy, có thể thấy việc xử lí các vấn đề về vùng phủ liên quan chặt chẽ với quá trình phân tích nguyên nhân gây ra các hiện tượng trên. Khi xác định được đúng nguyên nhân,

nhà khai thác, vận hành mạng sẽ có các biện pháp điều chỉnh kịp thời để đảm bảo chất lượng mạng và chất lượng dịch vụ trong toàn hệ thống.

Các quá trình phân tích vùng phủ

- Phân tích vùng phủ đường xuống (DL)

Phân tích vùng phủ DL dựa trên đánh giá mức công suất thu RSCP trên kênh CPICH trong quá trình đo phủ sóng (Drive Test - DT).

Tiêu chuẩn chất lượng RSCP của CPICH được xác định theo yêu cầu tối ưu cụ thể. Nói chung, người ta thường đánh giá RSCP kênh CPICH theo mức -95 dBm như trong Bảng 2.3.

Bảng 2.3. Đánh giá RSCP kênh CPICH trong hệ thống UMTS

Tham số đánh giá Mức yêu cầu Phương pháp đánh giá

CPICH_RSCP ≥-95

dBm >= 95%

Kết quả kiểm tra bộ scan trong các điều kiện không tải outdoor

Đánh giá mức thu thường được chia theo các mức chất lượng như sau:

Tốt nếu CPICH_RSCP ≥ –85 dBm;

Trung bình nếu –95 dBm ≤ CPICH;RSCP< –85 dBm; Kém nếu CPICH_RSCP< –95 dBm.

Trên kết quả đo DT, khi phân tích cần thực hiện các công việc sau:

Đánh dấu các vùng, khu vực có mức phủ sóng thấp hoặc các khu vực có hiện tượng chuyển giao xảy ra trên diện rộng, thường xuyên thay đổi cell chủ;

Đánh dấu các vị trí có tín hiệu đường xuống thấp, phân tích quan hệ của Node B chủ và các Node B xung quanh:

− Đánh giá mức thu RSCP kênh CPICH của các Node B xung quanh;

− Phân tích, ước lượng khả năng cải thiện vùng phủ bằng cách điều chỉnh tham số góc ngẩng, góc phương vị của anten.

Một điểm cần chú ý khi điều chỉnh anten để loại trừ các khu vực không phủ sóng là không được tạo ra các khu vực không phủ sóng mới. Nếu trong mọi trường hợp, không thể điều

chỉnh anten để phủ sóng được toàn bộ khu vực cần tối ưu, nhà khai thác phải nghiên cứu nâng cấp hoặc xây dựng các trạm mới.

Xác định khu vực có tín hiệu pilot thấp

Nói chung, mức RSCP mạnh nhất thu được bằng scanner trong khu vực phủ sóng phải lớn hơn –95 dBm.

Hiện tại, hầu hết các chương trình, phần mềm hỗ trợ xử lí tối ưu đều cho phép ghi và sắp xếp mức thu RSCP của các kênh CPICH theo một tiêu chí nhất định. Trên cơ sở sắp xếp nói trên, có thể xác định được các vị trí, khu vực có mức thu RSCP thấp trong vùng phủ sóng. Một điểm cần chú ý là thiết bị đo trong trường hợp này nên được chọn là scanner hoặc UE ở chế độ scanner, vì nếu thiết bị đo là UE thường, thông tin về tín hiệu pilot có thể bị mất do khai báo thiếu pilot của các cell lân cận.

Cell có vùng phủ sóng yếu

Thuộc tính xác định RSCP theo SC cho phép biểu diễn phân bố tín hiệu của cell cụ thể. Nếu không tốn tại thông tin SC của cell trong quá trình đo DT, có thể cell này không phát tín hiệu trong thời điểm đo hoặc có thể tín hiệu phát ra từ anten bị cản trở.

Vùng phủ cell bị chồng lấn

Nếu vùng phủ của một cell quá rộng, có thể phủ sang các cell lân cận hoặc xa hơn, cell này có thể có anten đặt quá cao hoặc góc downtilt của anten quá nhỏ. Cell chồng lấn gây nhiễu đến cell lân cận, đặc biệt là các cell bị chồng vùng phủ, dẫn tới dung lượng của cell và của hệ thống giảm. Để xử lí hiện tượng này, có thể tăng góc downtilt hoặc hạ độ cao anten nếu cần thiết. Tuy nhiên, việc hạ anten cần được quyết định một cách thận trọng vì việc điều chỉnh lại trong trường hợp quyết định sai sẽ rất tốn kém. Ngoài ra, việc điều chỉnh anten cần xét đến ảnh hưởng trên toàn hệ thống, tránh gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến các cell khác. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Không có pilot trội

Bằng chương trình xử lí tối ưu (Actix), có thể xác định phân bố các cell có mức pilot lớn nhất trong quá trình đo DT. Một cell được gọi là không có pilot trội nếu trong vùng phủ sóng của cell này, phân bố tín hiệu pilot lớn nhất thay đổi nhiều và liên tục. Nguyên nhân gây ra hiện tượng trên bao gồm:

− Vùng phủ chồng lấn rời (non-seamless coverage) do site quá cao; − Nhiễu pilot (pilot pollution) trong một số khu vực;

− Khoảng trống vùng phủ tại rìa các khu vực phủ sóng.

Trong các trường hợp nói trên, nhiễu cùng tần số được tạo ra có thể gây nên hiện tượng chuyển giao ping-pong và ảnh hưởng đến hiệu suất của vùng phủ phục vụ.

- Phân tích vùng phủ đường lên ( UL )

Công suất phát của UE (UE_Tx_Power) thường được dùng khi phân tích, đánh giá vùng phủ đường lên như sau:

UE_Tx_Power ≤ 0 dBm: tốt

0 dBm <UE_Tx_Power ≤ 10 dBm: bình thường UE_Tx_Power> 10 dBm: xấu

Phân tích vùng phủ uplink là phân tích công suất phát UE trong quá trình đo DT. Trong tối ưu, yêu cầu đối với công suất phát UE thường đặt như trong Bảng 2.4.

Đối với các vùng có công suất đường lên cao (đường lên xấu), cần xác định nguyên nhân làm tăng UE do cuộc gọi bị rơi hay do vùng phủ đường lên không đủ rộng. Trên bản đồ biểu diễn mức công suất phát của UE, khi cuộc gọi bị rơi, công suất sẽ tăng đột biến. Trong trường hợp vùng phủ đường lên kém, hình ảnh biểu diễn là vùng phủ không liền mạch kết hợp với cuộc gọi bị rơi.

Bảng 2.4. Yêu cầu đối với công suất phát UE

Tham số đánh giá Mức

yêu cầu Phương pháp đánh giá

UE_Tx_Power ≤ 10 dBm >= 95%

Sử dụng thiết bị đo cầm tay hoặc sử dụng thiết bị đo phủ sóng đầy đủ. Công suất phát tối đa của UE được phép là 21 dBm.

Sau khi phát hiện vùng có nhiều vị trí đường lên xấu, cần đánh dấu và thực hiện các phân tích sâu hơn bằng cách kiểm tra mức tín hiệu RSCP của kênh CPICH đường xuống trong vùng đường lên xấu. Nếu cả đường lên và đường xuống đều xấu, có thể xử lí bằng giải pháp kĩ thuật đối với đường xuống. Nếu chỉ đường lên xấu, đường xuống vẫn tốt, vấn đề cần được xử lí bằng cách điều chỉnh góc downtilt, góc phương vị của anten hoặc sử dụng thêm bộ TMA (Tower Mount Amplifier).

Phân tích nhiễu đường lên

Nhiễu đường lên được kiểm tra bằng cách giám sát và phân tích tham số RTWP.

Phân bố công suất phát UE

Phân bố công suất UE phản ánh phân bố nhiễu và suy hao đường lên. Ví dụ, công suất phát UE bình thường thấp hơn 10 dBm.Khi xuất hiện nhiễu đường lên và đang ở biên vùng phủ, công suất phát UE có thể tăng nhanh lên mức tối đa bằng 21 dBm (một số UE hỗ trợ HSDPA thuộc nhóm công suất 3 có thể phát công suất lớn nhất là 24 dBm). Vùng phủ đường lên bị hạn chế đáng kể dễ xảy ra trong cấu hình mạng macro cell hơn micro cell.

Hình 2.10 biểu diễn phân bố công suất phát UE khi đo DT. Từ đồ thị, có thể xác định được vị trí nằm trong vùng phủ đường lên xấu.

Hình 2.10. Phân bố công suất phát UE 2.6.4. Phân tích vấn đề nhiễu pilot

- Định nghĩa và các tiêu chuẩn xác định nhiễu pilot

Nhiễu pilot là có quá nhiều pilot tồn tại trong cùng một điểm nhưng không pilot nào đủ mạnh để làm pilot chính.

- Các tiêu chuẩn xác định

Nhiễu pilot được coi là tốn tại nếu xảy ra tất cả các điều kiện sau đây:

Số lượng pilotthỏa mãn điều kiện sau nhiều hơn ThN: CPICH_RSCP>ThRSCP_tuyệt đối

<ThRSCP_tương đối

- Nguyên nhân của nhiễu pilot (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nói chung, nguyên nhân gây ra hiện tượng nhiễu pilot bao gồm cả các yếu tố khách quan và chủ quan.

Trong điều kiện lý tưởng, các tín hiệu trong một cell được giới hạn trong phạm vi như yêu cầu. Tuy nhiên, các tín hiệu thường không thể đạt tới trạng thái lý tưởng do các yếu tố sau:

Địa hình;

Phân bố các tuyến đường; Sông nước.

Nhiễu pilot là kết quả của ảnh hưởng qua lại giữa các Node B nên thường xảy ra ở các khu vực nội thành có mật độ Node B cao. Các khu vực dễ xảy ra nhiễu pilot bao gồm:

Các tòa nhà cao tầng; Các con đường rộng;

Công trình xây dựng ở trên cao; Đường cắt ngang;

Khu vực quanh sông nước.

Dưới đây là một số nguyên nhân khác gây ra nhiễu pilot. - Phân bố cell không phù hợp

Do hạn chế vị trí site và môi trường địa lý phức tạp nên phân bố cell bị sai gây ra vùng phủ của một số khu vực yếu và nhiều pilot mạnh trong cùng khu vực.

- Node B quá cao hoặc anten đặt cao

Nếu một Node B được xây dựng ở vị trí cao hơn các tòa nhà xung quanh, hầu hết các khu vực sẽ nằm trong tầm nhìn thẳng của Node B này. Do đó, các tín hiệu sẽ được truyền đi rất xa. Site quá cao dễ gây ra vùng phủ chồng lấn, dẫn đến nhiễu pilot.

- Góc phương vị anten sai

Trong một mạng với nhiều Node B, góc phương vị của anten phải được điều chỉnh theo các yếu tố sau:

Phân bố Node B của toàn bộ mạng; Các yêu cầu vùng phủ;

Phân bố lưu lượng.

Góc phương vị sector của mỗi anten phải được bố trí phù hợp. Các hiện tượng dưới đây có thể xảy ra nếu góc phương vị có giá trị không phù hợp:

Nhiều tín hiệu phủ cùng một khu vực gây ra nhiễu pilot mạnh; Vùng phủ yếu xuất hiện trong một số khu vực không có pilot chính.

Hai tình huống trên có thể dẫn đến nhiễu pilot. Vì vậy, cần phải điều chỉnh anten theo điều kiện đường truyền thực tế.

- Góc tilt của anten sai

Góc tilt anten được thiết lập dựa trên các yếu tố sau:

Chiều cao tương của anten so với môi trường xung quanh; Các yêu cầu phạm vi vùng phủ;

Loại anten.

Góc tilt anten có giá trị không thích hợp sẽ tạo ra vùng phủ chồng lấn cell dẫn đến nhiễu pilot. Trong trường hợp xấu, nhiễu có thể gây ra rớt cuộc gọi.

- Công suất kênh PICH sai

Khi các Node B phân bố dày đặc với vùng phủ thiết kế nhỏ, công suất PICH quá lớnsẽ tạo ra vùng phủ lớn hơn so với thiết kế, gây ra nhiễu pilot.

Một phần của tài liệu Tối ưu hóa mạng truy nhập vô tuyến công nghệ UMTS (Trang 60 - 72)