Một vài công cụ sử dụng trong tốiưu 3G

Một phần của tài liệu Tối ưu hóa mạng truy nhập vô tuyến công nghệ UMTS (Trang 78 - 81)

CHƯƠNG 3 QUÁ TRÌNH ĐO KIỂM VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ TRƯỚC VÀ SAU TỐI ƯU MẠNG TRUY NHẬP VÔ TUYẾN 3GTẠ

3.3. Một vài công cụ sử dụng trong tốiưu 3G

TEMS

TEMS là thiết bị đo phủ sóng phổ biến và thông dụng nhất hiện nay. Thiết bị này được cung cấp và phát triển bởi Ericsson. Tháng 06/2009, bộ phận phát triển của TEMS được Ascom (Thụy Sỹ) mua lại từ Ericsson với mục tiêu phát triển hoàn chỉnh toàn bộ các dòng sản phẩm đo mạng di động, trong đó có drive test.

TEMS là thiết bị đo đã được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam. Kể từ version 8 (năm 2007), TEMS đã có hỗ trợ PESQ. Hiện nay, phiên bản mới nhất của TEMS là 14.3 ( Số liệu tại www.ascom.com )

TEMS Investigation là một công cụ hàng đầu trong việc xử lý sự cố, tối ưu, xác minh và bảo trì mạng không dây.TEMS cho phép chúng ta giám sát kênh thoại cũng như truyền data qua các kết nối GPRS, EDGE, chuyển mạch kênh (CSD) hoặc chuyển mạch gói (PSD). Các phiên truyền data, voice có thể được kiểm soát trong phạm vi của TEMS.

TEMS Investigation hỗ trợ tất cả các công nghệ - GSM / GPRS, EDGE, WCDMA, HSPA / HSPA +, LTE (TD-LTE), CDMA, EVDO, WiMAX và TD-SCDMA . Sử dụng TEMS trong quá trình đo và phân tích các thông số mạng, các nhà khai thác có thể cải thiện chất lượng âm thanh, tăng khả năng tiếp cận, thực hiện các dịch vụ data tốt hơn. Một loạt các tính năng mạnh mẽ giúp cho quá trình tối ưu cũng như troubleshooting của các kỹ sư viễn thông trở nên đơn giản, tiết kiệm tối đa chi phí, công sức và tiền bạc.

Dữ liệu mà TEMS thu được sẽ được trình bày ngay thời điểm thực hiện đo. Điều đóđã làm cho TEMS phát huy những ưu việt trong việc Driving test để khắc phục lỗi, thực hiện điều chỉnh, tối ưu vùng phủ nâng cao chất lượng mạng. Ngoài ra dữ liệu mà TEMS thu được có thể lưu thành Logfiles phục vụ mục đích xử lý, điều chỉnh, so sánh trước và sau khi có sự tác động, thống kê, báo cáo (Report).

TEMS Investigation có hai Mode hoạt động là Idle Mode và DedicatedMode, trong đó: - Idle Mode được sử để đo vùng phủ của trạm, trên cơ sở đó chúng ta có thể tối ưu vùng phủ tốt hơn.

Hình 3.2 : Thiết bị đo TEMS

Nemo

Nemo được phát triển bởi hãng Anite (Phần Lan). Hiện tại, Nemo cũng đã được sử dụng khá nhiều ở Việt Nam với phiên bản chủ yếu là Version 4, đã có thành phần đo chất lượng thoại PESQ. Hiện nay, version mới nhất của Nemo là Version 5. Tại Việt Nam, kết quả đo chất lượng thoại hiện tại chủ yếu dùng thiết bị của Nemo.

Hình 3.3. Thiết bị đo NEMO 3.4. Các bước tiến hành đo

Đo vùng phủ 3G được thực hiện bằng drive test với thiết bị chủ yếu là máy đo phủ sóng. Cấu hình bài đo phục vụ tối ưu bao gồm:

- 01 handset để ở chế độ scanner và được lock vào tần số mạng 3G VNP đang sử dụng;

- 02 handset thực hiện cuộc gọi cho nhau, trong đó máy chủ gọi được lock vào 3G, máy bị gọi để ở chế độ Dual Mode;

- Thời gian thực hiện cuộc gọi là 180s, thời gian nghỉ giữa hai cuộc gọi liên tiếp là 10s;

- Ghi lại các file đo, gọi là log-file.

- Sau khi thu được log-file, nhóm phân tích tối ưu sẽ sử dụng phần mềm phân tích để đánh giá vùng phủ, đề xuất các biện pháp điều chỉnh để nâng cao chất lượng vùng phủ. Việc đánh giá, phân tích và đề xuất biện pháp được thực hiện theo nguyên tắc sau:

o Xác định các hiện tượng bất thường trong mạng liên quan đến vị trí, tham số vật lí của trạm như đấu chéo anten, feeder, vị trí trạm bị sai, overshoot, …;

o Đánh giá mức thu (RSCP) dựa trên kết quả quét bằng scanner, xác định các nguyên nhân làm RSCP thấp và đề xuất biện pháp xử lí;

o Đánh giá chất lượng sóng và nhiễu (Ec/Io), đề xuất các biện pháp xử lí;

o Đánh giá, xác định nguyên nhân gây hiện tượng nhiễu pilot (Pilot Pollution), đề xuất biện pháp xử lí.

Một phần của tài liệu Tối ưu hóa mạng truy nhập vô tuyến công nghệ UMTS (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w