Vị trí và cấu hình NodeB

Một phần của tài liệu Tối ưu hóa mạng truy nhập vô tuyến công nghệ UMTS (Trang 33 - 34)

CHƯƠNG 2 CÁC THAM SỐ SỬ DỤNG TRONG TỐIƯU VÀ CÁC VẤN ĐỀ TỐI ƯU HÓA MẠNG TRUY NHẬP VÔ TUYẾN CÔNG NGHỆ

2.1.2.1. Vị trí và cấu hình NodeB

Để chọn vị trí Node B, trước hết cần xác định tập các vị trí có khả năng được sử dụng để thiết lập trạm. Sau đó, từ các vị trí đã xác định nói trên, người ta sẽ chọn vị trí cụ thể theo điều kiện và mục tiêu nhất định. Một trong những mục tiêu quan trọng là chi phí triển khai và vận hành, bảo dưỡng. Nói chung, chi phí thường tỉ lệ thuận với số lượng trạm. Trường hợp nhà khai thác triển khai 3G trên nền mạng 2G đã có, các vị trí đã triển khai 2G thường được ưu tiên tái sử dụng để triển khai Node B. Trong trường hợp này, nói chung các nhà khai thác sẽ lựa chọn mục tiêu triển khai mạng với chất lượng cao hơn mức đặt ra với chi phí triển khai thấp nhất.

Cấu hình Node B cần được lựa chọn triển khai thường bao gồm các thành phần sau: - Tủ thiết bị, ngăn máy.

- Bộ khuếch đại công suất.

- Anten.

Trong các thành phần trên, tủ thiết bị, ngăn máy và bộ khuếch đại thường có giá cao hơn so với chi phí lắp đặt và vận hành. Ngược lại, với các thành phần còn lại, chi phí lắp đặt và vận hành thường cao hơn giá thành phần cứng. Do đó, một điểm cần chú ý là những thiết bị có chi phí vận hành, lắp đặt cao thường được triển khai với số lượng nhiều hơn so với số lượng thực tế yêu cầu. Ví dụ, để triển khai một trạm, người ta sẽ lắp đặt đầy đủ anten, cáp dẫn, phụ trợ cho cả 3 cell, nhưng chỉ cần mua 2 bộ khuếch đại nếu dự báo cho thấy hiện tại chỉ cần phát 2 cell. Nếu không lắp đặt đầy đủ anten và phụ trợ cho cả 3 cell, chi phí lắp đặt thêm khi có nhu cầu phát triển mới sẽ tốn kém hơn nhiều.

Một phần của tài liệu Tối ưu hóa mạng truy nhập vô tuyến công nghệ UMTS (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w