TRIỂN VỌNG NGÀNH

Một phần của tài liệu báo cáo ngành ngân hàng việt nam tháng 1 năm 2014 báo cáo ngành lần đầu (Trang 61 - 64)

Triển vọng ngành Ngân hàng trong những năm tới phụ thuộc rất nhiều vào kết quả của việc thực hiện tái cơ cấu hệ thống ngân hàng 2011-2015 nói chung và kết quả của xử lý nợ xấu nói riêng.

Tái cơ cấu ngành ngân hàng

Kế hoạch tái cơ cấu ngành ngân hàng đóng vai trò then chốt trong việc thiết lập một hệ thống ngân hàng hoàn thiện và an toàn hơn. Mặc dù đã đạt được một số thành quả nhất định, đến nay quá trình tái cơ cấu diễn ra vẫn khá chậm. Ví dụ, mục tiêu hoàn thành việc đánh giá toàn bộ các TCTD, tài sản, chất lượng và số lượng nợ xấu đến nay vẫn chưa hoàn thành mặc dù đây là bước đi thiết yếu đầu tiên và lẽ ra phải được hoàn thành trong giai đoạn 2011-2012.

Một số điểm chủ chốt trong kế hoach tái cơ cấu hệ thống ngân hàng 2011-2015

Phân loại các TCTD thành nhóm lành mạnh, thiếu thanh khoản, và yếu kém. Tiến hành chẩn đoán hệ thống bằng cách đánh giá tình hình tài chính, hoạt động và quản lý của từng tổ chức và phân loại các tổ chức để xác định các phương pháp tái cơ cấu phù hợp

Các ngân hàng yếu kém cần phải có kế hoạch tái cơ cấu hoặc sáp nhập/hợp nhất. Mỗi TCTD được xác định là yếu kém cần tăng cường năng lực tài chính bằng cách củng cố vốn, hạn chế tăng trưởng và trả cổ tức, thực hiện tái cơ cấu hoạt động, thay đổi cấu trúc quản lý và sở hữu. Nếu kế hoạch tái cấu trúc không thành công, đặt TCTD vào tình trạng kiểm soát đặc biệt hoặc yêu cầu sáp nhập/hợp nhất với TCTD khác.

Hỗ trợ tổ chức tín dụng thiếu thanh khoản bằng các khoản hỗ trợ thanh khoản tạm thời.

Huy động vốn cho các NHTMNN. Đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn vốn bằng cách phát hành thêm cổ phiếu và nguồn vốn từ Chính Phủ.

Thực hiện can thiệp sớm để hạn chế chi phí tài chính.

Đánh giá chất lượng tài sản. Tập trung xử lý nợ xấu để làm giảm tỷ lệ nợ xấu bằng cách thanh lý tài sản đảm bảo, bán nợ xấu cho Công ty Mua bán nợ và Tài sản tồn đọng doanh nghiệp (DATC), bán nợ xấu cho các doanh nghiệp không phải tổ chức tín dụng và công ty mua bán nợ của các ngân hàng thương mại (AMCs), xóa nợ xấu.

Tăng cường quản trị, năng lực quản lý, hiện đại hóa hệ thống quản lý rủi ro, kiểm soát nội bộ và hệ thống kiểm toán, tăng tính minh bạch và giới hạn kiểm soát và thao túng của các cổ đông chi phối.

Nguồn: NHNH, IMF

Chúng tôi có những quan điểm trái chiều về việc thực hiện kế hoạch tái cơ cấu. Một mặt, chúng tôi lạc quan đánh giá những cải cách để tăng cường giám sát quản lý của hệ thống ngân hàng sẽ nâng cao chất lượng tín dụng, năng lực quản lý, tăng tính minh bạch và sự tin tưởng của công chúng vào hệ thống ngân hàng. Mặt khác, chúng tôi quan ngại về tốc độ và mức độ triệt để của quá trình thực hiện kế hoạch cải cách này.

Trong những năm tới, chúng tôi dự đoán sẽ có nhiều thương vụ mua lại và sáp nhập tự nguyện, và những NHTMCP nhỏ nhất trong hệ thống (dựa trên vốn điều lệ) nhiều khả năng sẽ là đối tượng của những thương vụ này. Hơn nữa, Chính phủ cũng đang thúc ép các ngân hàng cổ phần chính thức niêm yết trên các sàn giao dịch. Hiện tại mới chỉ có 8 ngân hàng đã niêm yết (2 ngân hàng TMCPNN, 6 ngân hàng TMCP), 31 ngân hàng còn lại vẫn chưa được niêm yết. Nghị định 108/2013/NĐ-CP quy định các công ty đại chúng có tối đa một năm kể từ khi phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng cho đến khi niêm yết, nếu không sẽ bị phạt nặng. Do đó, chúng tôi tin rằng phần lớn các ngân hàng sẽ sớm niêm yết. Chúng tôi

Chúng tôi quan ngại việc triển khai kế hoạch cơ cấu lại hệ thống ngân hàng sẽ cần nhiều thời gian hơn dự kiến.

cũng đã đề cập ở các phần trước, Chính phủ cũng đang có kế hoạch sẽ thoái vốn đầu tư tại các ngân hàng TMCPNN trong năm 2014 và 2015. Tất cả những động thái này sẽ làm tăng cung cổ phiểu ngân hàng trên thị trường một cách đáng kể. Với tình hình thị trường hiện tại và việc tăng cung cổ phiếu ngân hàng trong những năm tới, giá cổ phiểu ngân hàng nhiều khả năng sẽ phải chịu áp lực xuống giá trong ngắn hạn.

Dự đoán tăng trưởng

NHNN đã công bố tăng trưởng tín dụng năm 2013 ước đạt 10%, thấp hơn so với kế hoạch đặt ra là 12%. Năm 2014 NHNN đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng ở mức 12 đến 14%, tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán ở mức 16 đến 18% so với năm 2013. Những mục tiêu này có thể không đạt được bởi các lý do sau: (1) Lượng trái phiếu và tín phiếu chính phủ phát hành trong năm 2014 tăng cao sẽ làm giảm lượng vốn ngân hàng cho vay tín dụng (chúng tôi ước tính có khoảng 200 đến 250 nghìn tỷ đồng trái phiếu và tín phiếu sẽ được phát hành và các ngân hàng thương mại sẽ mua khoảng 80 đến 90% tổng phát hành); (2) Khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp vẫn còn bị hạn chế; (3) Ngân hàng vẫn đang do dự cho vay vì lo sợ những khoản nợ xấu mới.

Triển vọng lợi nhuân ngân hàng

Ngày 18/12/2013, NHNN đã báo cáo tình hình lợi nhuận lũy kế 11 tháng đầu năm của toàn hệ thống các TCTD đạt 29,5 nghìn tỷ đồng, tăng 3.2% so với cùng kỳ năm trước nhưng mức lợi nhuận này chỉ tương đương 53% và 64% mức lợi nhuận của năm 2010 và 2011. 17% tổ chức tín dụng lỗ trong năm nay. Một nửa trong số hơn 100 tổ chức tín dụng báo lãi nhưng mức lợi nhuận cũng giảm so với năm trước. ROA và ROE lần lượt là 0,53% và 5,6%, thấp hơn so với năm ngoái do sự sụt giảm mạnh trong tỷ lệ NIM và sự gia tăng trong chi phí dự phòng.

Năm nay, VAMC đã mua được khoảng 32 nghìn tỷ đồng nợ xấu (tính đến 24/12/2013). Sang năm, VAMC dự kiến sẽ phát hành tiếp 100 đến 150 nghìn tỷ đồng trái phiếu đặc biệt để mua nợ xấu của các ngân hàng, tổng cộng 130 đến 180 nghìn tỷ đồng trong hai năm. Ít nhất một phần năm giá trị của nợ xấu được VAMC mua năm nay sẽ bị khấu trừ khỏi các khoản dự trữ của ngân hàng trong năm sau (tương đương 7 nghìn tỷ đồng). So sánh con số này với tổng lợi nhuận lũy kế 11 tháng năm 2013 của toàn hệ thống các TCTD 29,5 nghìn tỷ đồng, chúng ta có thể dự đoán năm tới sẽ là một năm khó khăn cho ngành ngân hàng.

Việc áp dụng Thông tư 02

Ngân hàng Nhà nước cũng tái khẳng định rằng sẽ không lùi thời hạn việc áp dụng Thông tư 02 về phân loại nợ thêm nữa. Điều này có nghĩa các ngân hàng sẽ phải bắt đầu phân loại lại các khoản nợ kể từ ngày 01 Tháng 6 năm 2014. Chúng tôi dự đoán các ngân hàng sẽ tìm cách bán nợ xấu trước mốc quan trọng này và lợi nhuận của các ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng xấu trong năm tới.

Hơn nữa, theo tổng cục thống kê, các doanh nghiệp sẽ tiếp tục phải đối mặt với tình hình kinh doanh khó khăn trong thời gian tới. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ xã hội năm 2013 ước tính tăng 12,6%, loại trừ yếu tố giá chỉ tăng 5,6%, thấp hơn 6,2% so với tốc độ tăng của năm 2012. Chỉ

Lợi nhuận ngân hàng sẽ bị giảm mạnh trong năm tới.

Tăng trưởng có khả năng chậm hơn so với chỉ tiêu của NHNN.

số tồn kho của ngành công nghiệp sản xuất tại ngày 01 tháng 11 đã tăng 9,4% so với cùng kỳ, cao hơn so với năm ngoái là 6,9%. Nợ xấu tiếp tục tăng, không chỉ từ các khoản nợ cũ mà còn từ những khoản cho vay mới. Do đó, triển vọng lợi nhuận của các ngân hàng trong năm 2014 vẫn bị ảnh hưởng tiêu cực bởi nợ xấu.

Tình hình hiện tại của cổ phiếu ngành Ngân hàng

Cổ phiếu Giá trị vốn hóa (VND tỷ) P/E (x) P/B (x) ROA ROE Nợ xấu

ACB 14.468 15,27 1,12 0,51% 7,43% 3,34% CTG 62.181 7,76 1,09 1,38% 16,12% 2,47% VCB 62.802 15,24 1,50 0,95% 9,84% 2,98% STB 19.537 24,02 1,18 0,52% 5,12% 2,25% EIB 15.691 13,26 1,07 0,76% 7,87% 1,80% MBB 14.070 5,20 1,04 1,35% 14,98% 2,56% SHB 6.203 3,89 0,60 1,41% 16,88% 7,75% NVB 2.113 NA 0,78 -0,50% -3,53% 8,78% Trung bình 24.633 12,09 1,05 0,80% 9,34% 3,99%

Nguồn: Bloomberg, truy cập ngày 23/12/2013 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong số các Ngân hàng đã niêm yết, CTG hiện đang có kết quả tổng thể tốt nhất: đứng thứ hai về tỷ lệ ROA và ROE, đứng thứ ba về tỷ lệ nợ xấu, và hiện tại cổ phiếu CTG đang được giao dịch với giá gấp 7,76 lần thu nhập, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ P/E trung bình của ngành ngân hàng. Một ngân hàng khác cũng có kết quả tương đối tốt là MBB. Ngân hàng EIB có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất, tuy nhiên các chỉ số về lợi nhuận lại tương đối thấp. NVB, ngân hàng nhỏ nhất trong số các ngân hàng đã niêm yết, có kết quả kém khả quan nhất với tỷ lệ lợi nhuận âm và tỷ lệ nợ xấu cao nhất.

Ngày 24 tháng 12 năm 2013, CTG đã công bố về việc các cổ đông đã đồng ý cho ngân hàng này điều chỉnh giảm chín chỉ tiêu hoạt động kinh doanh cơ bản. Chỉ tiêu tổng tài sản đã được điều chỉnh xuống còn 535.000 tỷ đồng, tương đương với 3,6% giảm so với kế hoạch ban đầu là 555.000 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế cũng bị giảm sút đáng kể, từ 8.600 tỷ đồng xuống còn 7.500 tỷ đồng, tương đương với mức giảm 12,8%. Lợi nhuận ba quý đầu năm của CTG đã đạt khoảng 7.000 tỷ đồng, như vậy lợi nhuận quý 4 đang được kỳ vọng ở mức khá thấp, chỉ khoảng 500 tỷ đồng, tương đương một phần tư lợi nhuận trước thuế cùng kỳ năm 2012. Mức trả cổ tức cũng bị giảm từ 1.200 xuống còn 1.000 đồng/cổ phiếu. Nhìn chung, kết quả kinh doanh quý 4/2013 của CTG không mấy khả quan, nếu không nói là đáng thất vọng.

CTG là ngân hàng niêm yết đầu tiên đã được các cổ đông chấp thuận điều chỉnh giảm các chỉ tiêu lợi nhuận trong năm nay. Tuy nhiên thông tin này đã đến rất muộn, chỉ một vài ngày trước khi kết thúc năm 2013. Các ngân hàng niêm yết khác có thể sẽ không có những động thái như CTG, tuy nhiên, chúng tôi tin rằng các ngân hàng đều đang trải qua những khó khăn tương tự.

Khuyến cáo

Báo cáo phân tích được lập và phát hành bởi Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (“VPBS”). Báo cáo này không trực tiếp hoặc ngụ ý dùng để phân phối, phát hành hay sử dụng cho bất kì cá nhân hay tổ chức nào là công dân hay thường trú hoặc tạm trú tại bất kì địa phương, lãnh thổ, quốc gia hoặc đơn vị có chủ quyền nào khác mà việc phân phối, phát hành hay sử dụng đó trái với quy định của pháp luật. Báo cáo này không nhằm phát hành rộng rãi ra công chúng và chỉ mang tính chất cung cấp thông tin cho nhà đầu tư cũng như không được phép sao chép hoặc phân phối lại cho bất kỳ bên thứ ba nào khác. Tất cả những cá nhân, tổ chức nắm giữ báo cáo này đều phải tuân thủ những điều trên.

Mọi quan điểm và khuyến nghị về bất kỳ hay toàn bộ mã chứng khoán hay tổ chức phát hành là đối tượng đề cập trong bản báo cáo này đều phản ánh chính xác ý kiến cá nhân của những chuyên gia phân tích tham gia vào quá trình chuẩn bị và lập báo cáo, theo đó, lương và thưởng của những chuyên gia phân tích đã, đang và sẽ không liên quan trực tiếp hay gián tiếp đối với những quan điểm hoặc khuyến nghị được đưa ra bởi các chuyên gia phân tích đó trong báo cáo này. Các chuyên gia phân tích tham gia vào việc chuẩn bị và lập báo cáo không có quyền đại diện (thực tế, ngụ ý hay công khai) cho bất kỳ tổ chức phát hành nào được đề cập trong bản báo cáo.

Các báo cáo nghiên cứu chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin cho những nhà đầu tư cá nhân và tổ chức của VPBS. Báo cáo nghiên cứu này không phải là một lời kêu gọi, đề nghị, mời chào mua hoặc bán bất kỳ mã chứng khoán nào.

Các thông tin trong báo cáo nghiên cứu được chuẩn bị từ các thông tin công bố công khai, dữ liệu phát triển nội bộ và các nguồn khác được cho là đáng tin cậy, nhưng chưa được kiểm chứng độc lập bởi VPBS và VPBS sẽ không đại diện hoặc đảm bảo đối với tính chính xác, đúng đắn và đầy đủ của những thông tin này. Toàn bộ những đánh giá, quan điểm và khuyến nghị nêu tại đây được thực hiện tại ngày đưa ra báo cáo và có thể được thay đổi mà không báo trước. VPBS không có nghĩa vụ phải cập nhật, sửa đổi hoặc bổ sung bản báo cáo cũng như không có nghĩa vụ thông báo cho tổ chức, cá nhân nhận được bản báo cáo này trong trường hợp các đánh giá, quan điểm hay khuyến nghị được đưa ra có sự thay đổi hoặc trở nên không còn chính xác hay trong trường hợp báo cáo bị thu hồi.

Các diễn biến trong quá khứ không đảm bảo kết quả trong tương lai, không đại diện hoặc bảo đảm, công khai hay ngụ ý, cho diễn biến tương lai của bất kì mã chứng khoán nào đề cập trong bản báo cáo này. Giá của các mã chứng khoán được đề cập trong bản báo cáo và lợi nhuận từ các mã chứng khoán đó có thể được dao động và/hoặc bị ảnh hưởng trái chiều bởi những yếu tố thị trường hay tỷ giá và nhà đầu tư phải ý thức được rõ ràng về khả năng thua lỗ khi đầu tư vào những mã chứng khoán đó, bao gồm cả những khoản lạm vào vốn đầu tư ban đầu. Hơn nữa, các chứng khoán được đề cập trong bản báo cáo có thể không có tính thanh khoản cao, hoặc giá cả bị biến động lớn, hay có những rủi ro cộng hưởng và đặc biệt gắn với các mã chứng khoán và việc đầu tư vào thị trường mới nổi và/hoặc thị trường nước ngoài khiến tăng tính rủi ro cũng như không phù hợp cho tất cả các nhà đầu tư. VPBS không chịu trách nhiệm về bất kỳ thiệt hại nào phát sinh từ việc sử dụng hoặc dựa vào các thông tin trong bản báo cáo này.

Các mã chứng khoán trong bản báo cáo có thể không phù hợp với tất cả các nhà đầu tư, và nội dung của bản báo cáo không đề cập đến các nhu cầu đầu tư, mục tiêu và điều kiện tài chính của bất kỳ nhà đầu tư cụ thể nào. Nhà đầu tư không nên chỉ dựa trên những khuyến nghị đầu tư, nếu có, tại bản báo cáo này để thay thế cho những đánh giá độc lập trong việc đưa ra các quyết định đầu tư của chính mình và, trước khi thực hiện đầu tư bất kỳ mã chứng khoán nào nêu trong báo cáo này, nhà đầu tư nên liên hệ với những cố vấn đầu tư của họ để thảo luận về trường hợp cụ thể của mình.

VPBS và những đơn vị thành viên, nhân viên, giám đốc và nhân sự của VPBS trên toàn thế giới, tùy từng thời điểm, có quyền cam kết mua hoặc cam kết bán, mua hoặc bán các mã chứng khoán thuộc sở hữu của (những) tổ chức phát hành được đề cập trong bản báo cáo này cho chính mình; được quyền tham gia vào bất kì giao dịch nào khác liên quan đến những mã chứng khoán đó; được quyền thu phí môi giới hoặc những khoản hoa hồng khác; được quyền thiết lập thị trường giao dịch cho các công cụ tài chính của (những) tổ chức phát hành đó; được quyền trở thành nhà tư vấn hoặc bên vay/cho vay đối với (những) tổ chức phát hành đó; hay nói cách khác là luôn tồn

Một phần của tài liệu báo cáo ngành ngân hàng việt nam tháng 1 năm 2014 báo cáo ngành lần đầu (Trang 61 - 64)