Cơ sở hạ tầng ngân hàng, phân phối, sự thâm nhập thị trường

Một phần của tài liệu báo cáo ngành ngân hàng việt nam tháng 1 năm 2014 báo cáo ngành lần đầu (Trang 27 - 31)

TỔNG QUAN NGÀNH NGÂN HÀNG VIỆT NAM

Cơ sở hạ tầng ngân hàng, phân phối, sự thâm nhập thị trường

Các ngân hàng trong nước đã tăng cường mở rộng mạng lưới của mình qua những chi nhánh mới, các phòng giao dịch, và các máy rút tiền tự động. Về khía cạnh này, các NHTMNN có nhiều thuận lợi hơn các NHTMCP và NH nước ngoài. Với một lịch sử dài hơn, nền tảng vốn lớn hơn cùng với mạng lưới khách hàng rộng, các NHTMNN vẫn đang dẫn đầu ngành với 1.320 chi nhánh và 3.154 phòng giao dịch.

Với những nỗ lực không ngừng nhằm phát triển và mở rộng mạng lưới, vươn tới nhóm khách hàng đa dạng hơn, các NHTMCP gần đây đã có được 1.083 chi nhánh và 3.203 phòng giao dịch. Một số ngân hàng như STB, TCB, và ACB đã có được mạng lưới bao phủ khá nhiều tỉnh thành trong cả nước. Tuy nhiên, đại đa số các NHTMCP tập trung phát triển chi nhánh ở khu vực thành thị và các khu vực có nền kinh tế phát triển hơn. Điều này tạo ra sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các NHTMCP ở khu vực thành thị, tạo áp lực lên lợi nhuận và gây ra sự mất cân bằng của dịch vụ ngân hàng giữa khu vực nông thôn và thành thị.

Mạng lưới phân phối

Tỉnh thành NHTMNN NHTMCP NH nước ngoài Hà Nội 692 892 25 Tp. Hồ Chí Minh 495 1.248 30 Đà Nẵng 84 179 3 Cần Thơ 54 137 7 Khác 3.149 1.808 27 Tổng cộng 4.474 4.241 92 Nguồn: NHNN

So với các ngân hàng trong nước, mạng lưới các ngân hàng nước ngoài khá nhỏ. Các ngân hàng liên doanh và các ngân hàng 100% vốn nước ngoài lần lượt có tổng cộng 28 và 29 chi nhánh.

Cùng với việc mở rộng mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch, các ngân hàng cũng tăng cường mở thêm các máy ATM và các máy chấp nhận thanh toán qua thẻ (POS). Số lượng máy ATM và POS tính đến tháng 09/2013 là 14.6 triệu và 119 triệu. Mặc dù cơ sở hạ tầng hệ thống ngân hàng đang tăng lên nhanh chóng, sự đầu tư và phát triển vẫn chủ yếu tập trung ở khu vực thành thị, đặc biệt là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Mạng lưới phân phối và cơ sở hạ tầng ngân hàng HCMC Hà Nội Việt Nam Bình quân số km2 có một điểm hoạt động ngân hàng (km2) 1,0 1,6 47,3 Bình quân một điểm hoạt động ngân hàng phục vụ (người) 3.554 3.211 12.418 Bình quân một máy ATM phục vụ (người) 2.010 2.674 6.367 Bình quân một máy POS phục vụ (người) 420 450 1.048

Nguồn: NHNN

Mạng lưới phân phối và cơ sở hạ tầng ngân hàng đã phát triển mạnh, nhưng chủ yếu tập trung ở khu vực đô thị và các thành phố lớn.

Số chi nhánh, phòng giao dịch, ATM của một số ngân hàng lớn (06/2013)

Nguồn:Báo cáo các ngân hàng, VPBS tổng hợp

Tài khoản ngân hàng

Năm 2006, Việt Nam chỉ có khoảng sáu triệu tài khoản ngân hàng, năm triệu trong số đó là tài khoản cá nhân. Những con số này đã tăng trưởng nhanh chóng với tỷ lệ CAGR đạt gần 40%. Theo NHNN, tính đến hết Quý 3/2013, số lượng tài khoản ngân hàng đã đạt tới con số 44,7 triệu. Khi số lượng các tài khoản ngân hàng ngày càng nhiều và thị trường ngày một hoàn thiện, lúc đó tỷ lệ tăng trưởng sẽ chậm dần. Năm ngoái, tỷ lệ tăng trưởng chỉ còn 16%.

Số lượng tài khoản ngân hàng trong nước

Quý 2/2012 Qúy 3/2012 Qúy 4/2012 Qúy 1/2013 Qúy 2/2013 Qúy 3/2013 37.708.285 38.575.094 42.115.913 43.177.468 42.783.910 44.702.698

44,702,698

Nguồn: NHNN

Thẻ ngân hàng

Tính đến tháng 09/2013, Việt Nam có 63 triệu thẻ ngân hàng được phát hành, 92% trong đó là thẻ ghi nợ (mỗi tài khoản ngân hàng có thể có nhiều hơn một thẻ ngân hàng), và 4% là thẻ tín dụng và thẻ trả trước. So với các nước trong cùng khu vực, tỷ lệ sử dụng thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng ở Việt Nam khá thấp. Với tỷ lệ tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước đạt 55%, thẻ tín dụng vẫn có tiềm năng tăng trưởng tốt nhất trên thị trường thẻ ngân hàng, so với tỷ lệ tăng trưởng 22% của thẻ ghi nợ.

Theo báo cáo nghiên cứu thị trường vào tháng 06/2011 của Nielsen, chỉ có 42% người được hỏi có nhận thức về dịch vụ thẻ tín dụng, và sau đây là những rào cản chính ở nhóm những người biết về thẻ tín dụng nhưng không sử dụng dịch vụ này:

 Không quan tâm: 36%

 Thiếu thông tin: 19%

 Lãi và phí cao: 07%

 Không thuận tiện, quy trình phức tạp: 18% 0 500 1000 1500 2000 2500

AGRB CTG BIDV VCB ACB TCB MBB MSB VIB SHB

CN, PGD ATM

Bên cạnh đó, do phần trăm số người trưởng thành sở hữu một thẻ tín dụng mới chỉ ở mức 1%, chúng tôi dự đoán nhu cầu về thẻ tín dụng sẽ tăng nhanh chóng và mang lại nguồn doanh thu tốt từ dịch vụ cho ngân hàng. Tất nhiên, điều đó đồng nghĩa với việc ngân hàng phải thiết lập cơ sở hạ tầng để đánh giá đúng đắn các yêu cầu đăng ký sử dụng thẻ tín dụng và phải đảm bảo việc thu hồi các khoản tiền, nếu không họ sẽ phải chịu những tổn thất ngày càng nhiều từ danh mục thẻ của mình.

Tỷ lệ người trưởng thành (trên 15 tuổi) sử dụng thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng (năm 2011)

Quốc gia Thẻ ghi nợ Thẻ tín dụng

Singapore 29% 37% Malaysia 23% 12% Thái Lan 43% 5% Philippines 13% 3% Trung Quốc 41% 8% Ấn Độ 8% 2% Lào 6% 3% Việt Nam 15% 1%

Nguồn: Ngân hàng Thế giới

Ngân hàng điện tử (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngày trước, ngân hàng chỉ có những chi nhánh đặt ở các con phố và khách hàng phải đến tận nơi để thực hiện giao dịch từ 8 giờ sáng đến trước 5 giờ chiều. Và đó là sự lựa chọn duy nhất cho khách hàng. Tình hình thay đổi kể từ khi internet ra đời, với nhiều lợi ích trực tuyến cho cả ngân hàng và khách hàng thông qua ngân hàng điện tử.

Ngân hàng điện tử giờ đã là một phần tất yếu trong cuộc sống hiện đại. Nó thực sự đã gõ cửa thị trường Việt Nam từ hơn một thập niên trước đây, và bây giờ đã trở thành trọng tâm cho kế hoạch phát triển dài hạn của toàn hệ thống ngân hàng trong nước và nước ngoài.

Ở Việt Nam, ngân hàng điện tử đã giúp các ngân hàng đa dạng hóa và đưa ra những sản phẩm và dịch vụ phù hợp riêng cho từng nhóm khách hàng. Dịch vụ ngân hàng điện tử được tiếp cận dễ dàng và sẵn sàng sử dụng qua nhiều kênh khác nhau: ngân hàng trực tuyến, ngân hàng tại nhà, ngân hàng qua di động, trung tâm chăm sóc khách hàng qua điện thoại, ki-ốt ngân hàng, máy ATM, và máy POS. Ngân hàng điện tử phục vụ các tính năng như kiểm tra thông tin, chuyển khoản, thanh toán, đăng ký, tư vấn và một số dịch vụ ngân hàng khác. Các ngân hàng thương mại đã thắt chặt mối quan hệ đối tác với các công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán và các công ty tài chính khác để giới thiệu những dịch vụ phù hợp cho từng nhóm khách hàng khác nhau liên quan đến ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, đầu tư, v.v.

Ngân hàng điện tử còn giúp ngân hàng tăng doanh thu và giảm chi phí. Có thể nói ngân hàng điện tử giống như đi mua sắm ở siêu thị, khác hàng có thể tự tạo giao dịch và kết nối với hệ thống ngân hàng mà không cần nhờ đến ngân viên ngân hàng suốt 24 giờ trong cả bảy ngày trong tuần. Nhờ đó, ngân hàng có thể giảm bớt chi phí mở các văn phòng giao dịch, chi nhánh. Chi phí để mở các chi nhánh khá là cao. Và có thể mất từ hai đến ba năm để các chi nhánh này có thể tạo ra đủ lợi nhuận để bù đắp những đầu tư ban đầu. Hơn nữa, các chi nhánh ngân hàng còn phát sinh thêm chi phí nhân lực. Một điểm cộng thêm cho ngân hàng điện tử chính là sự minh bạch và chính xác mà nó mang lại trong mỗi giao dịch, do đó thu hút

thêm càng nhiều khách hàng. Kết quả là ngân hàng mở rộng được thị phần, nâng cao thương hiệu và tăng thêm một nguồn thu ổn định.

Phí giao dịch bình quân của một số loại giao dịch ngân hàng

Hình thức giao dịch Chi phí bình quân mỗi giao dịch (USD) Giao dịch qua nhân viên ngân hàng 1,07

Giao dịch qua điện thoại 0,54

Giao dịch qua ATM 0,27

Giao dịch qua Internet 0,015

Nguồn: Stegman

Tính đến tháng 10/2013, Việt Nam có 90 triệu dân nhưng chỉ 20% trong số đó có tài khoản ngân hàng. Theo tổng cục thống kê, Việt Nam có 128,1 triệu thuê bao điện thoại di động, một con số ấn tượng so với số lượng nhỏ người dùng dịch vụ ngân hàng qua di động. Hơn nữa, phần lớn người dân vẫn chưa có nhận thức đầy đủ về phương thức trả tiền qua ngân hàng và tiền mặt vẫn là phương tiện thanh toán thống trị. Bởi vậy, không có gì nghi ngờ rằng Việt Nam vẫn là một thị trường chưa được khai phá cho các tổ chức tín dụng. Trong những năm gần đây, thu nhập trên đầu người đã tăng đều đặn từ 639 USD/người/năm lên 1.200 USD/người/năm. Mức sống bình quân đầu người trong những năm gần đây có xu hướng tăng lên, dẫn đến nhu cầu sử dụng các dịch vụ tài chính nhiều hơn. Ngoài ra, sự phát triển của dịch vụ ngân hàng điện tử mới chỉ phố biến tại các thành phố lớn. Dân số trẻ với tỷ lệ tiết kiệm cao và tiềm năng tăng trưởng thu nhập kết hợp với làn sóng hiện đại hóa đô thị sẽ đẩy nhanh sự phát triển và mạng lưới của ngân hàng điện tử đến những thị trường tiềm năng mới.

Thâm nhập thị trường ngân hàng

Theo một báo cáo gần đây của Ngân hàng Thế giới, tỷ lệ thâm nhập thị trường của ngân hàng ở Việt Nam năm 2011 đạt 21%. Mặc dù đây là một sự tăng trưởng đáng chú ý từ 6% cách đây sáu đến bảy năm, tỷ lệ này vẫn rất thấp khi só sánh với con số 55% ở khu vực Thái Bình Dương và Đông Á.

Tỷ lệ người trưởng thành có tài khoản ở một tổ chức tín dụng chính thống năm 2011

Nguồn: Ngân hàng Thế giới

Tỷ lệ thâm nhập thị trường ngân hàng ở Việt Nam là 30% ở khu vực thành thị, trong khi ở khu vực nông thôn chỉ có 17%.

So với các ngân hàng trong khu vực, Việt Nam vẫn có tỷ lệ thâm nhập thị trường ngân hàng thấp.

Tỷ lệ người trưởng thành có tài khoản ở một tổ chức tín dụng chính thống ở Việt Nam (%)

Nguồn: Ngân hàng Thế giới

Nhìn chung, tỷ lệ thâm nhập thị trường thấp khiến cho thị trường ngân hàng Việt Nam rất hấp dẫn về dài hạn.

MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG

Một phần của tài liệu báo cáo ngành ngân hàng việt nam tháng 1 năm 2014 báo cáo ngành lần đầu (Trang 27 - 31)