Bảng cân đối Kế toán

Một phần của tài liệu báo cáo ngành ngân hàng việt nam tháng 1 năm 2014 báo cáo ngành lần đầu (Trang 43 - 46)

TỔNG QUAN NGÀNH NGÂN HÀNG VIỆT NAM

Bảng cân đối Kế toán

Bảng cân đối tài sản của ngân hàng thường bao gồm:  Tiền mặt, vàng bạc, đá quý

 Tiền gửi tại NHNN

 Tiền gửi và cho vay các tổ chức tín dụng khác  Cho vay và ứng trước khách hàng

 Chứng khoán đầu tư (chứng khoán kinh doanh, chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán, chứng khoán giữ đến ngày đáo hạn)

 Góp vốn và đầu tư dài hạn  Tài sản cố định

 Các tài sản khác

 Tại các ngân hàng Việt Nam, ba nhóm chiếm tỷ trọng tài sản lớn nhất bao gồm: Cho vay và ứng trước khách hàng, tiền gửi và cho vay các tổ chức tín dụng khác và chứng khoán đầu tư.

0% 2% 4% 6% 8% 10% BIDV VCB MBB CTG TCB ACB EIB STB SHB

Tài sản của các ngân hàng giai đoạn 2011-2012

Nguồn: KPMG

Xu hướng dễ nhận thấy nhất là tỷ lệ giảm dần của các khoản tiền gửi liên ngân hàng, từ 20% năm 2011 xuống còn 14% năm 2012. Sự thiếu thanh khoản vào năm 2011 khiến các ngân hàng phụ thuộc vào thị trường liên ngân hàng làm nguồn cung cấp vốn chính. Tuy nhiên, nhờ huy động đã tăng trưởng nhanh hơn tín dụng, áp lực thanh khoản được cải thiện vào năm 2012, cùng sự ban hành Thông tư 21/2012/TT-NHNN khiến cho việc vay và cho vay liên ngân hàng bị hạn chế, nhu cầu vay liên ngân hàng cũng thu hẹp lại.

Một diễn biến quan trọng khác của bảng cân đối kế toán của các ngân hàng gần đây là khối lượng trái phiếu Chính phủ mà các ngân hàng nắm giữ. Nếu như năm 2012 đánh dấu một năm với tỷ lệ tăng trưởng tín dụng thấp nhất trong 20 năm, đó cũng là năm chứng kiến sự đầu tư vào trái phiếu Chính phủ cao kỷ lục ở toàn hệ thống ngân hàng. Trong 150 nghìn tỷ VND trái phiếu được phát hành năm 2012, 78% trong số đó được mua bởi các ngân hàng trong nước, chỉ có 11% được mua bởi các NH nước ngoài. Con số này trong ba quý đầu năm 2013 không kém ấn tượng, với 140 nghìn tỷ VND trái phiếu được phát hành và 88% trong số đó được ngân hàng nắm giữ. 13% 14% 53% 57% 20% 14% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2011 2012 Tiền mặt, vàng bạc, đá quý

Tiền gửi tại NHNN

Tiền gửi tại và cho vay các TCTD khác

Cho vay và ứng trước cho khách hàng

Chứng khoán đầu tư (CKĐT sẵn sàng để bán, CKĐT giữ đến ngày đáo hạn)

Góp vốn và đầu tư dài hạn

Tài sản cố định

Đầu tư vào Trái phiếu Chính phủ (triệu đồng)

Ngân hàng 2008 2009 2010 2011 2012 Nửa đầu 2013

CTG 37.551.913 27.939.579 33.350.818 38.528.334 46.722.304 48.587.514 BIDV 27.293.537 21.894.862 19.086.705 25.065.360 40.533.598 56.021.385 VCB 22.433.043 13.420.652 10.540.235 13.331.455 62.453.801 49.664.339* ACB 12.082.303 13.653.321 9.650.085 9.332.918 14.530.536 19.059.691 STB 1.726.228 2.135.629 4.046.212 7.180.072 11.167.819 13.769.339 MBB 6.495.633 5.714.941 8.293.881 10.519.788 36.501.268 40.758.494 EIB 4.482.626 2.929.823 2.277.461 1.641.085 2.289.675 1.453.000 SHB 475.340 1.040.500 1.350.000 1.950.000 5.816.933 6.475.811 TCB 2.105.212 6.704.716 8.270.717 15.253.214 7.897.076 10.848.266 Tổng giá trị 114.645.835 95.434.023 96.866.114 122.802.226 227.913.010 204.776.713 Tỷ lệ tăng trưởng -16,76% 1,50% 26,78% 85,59% -10,15%

Nguồn: Báo cáo tài chính các ngân hàng, VPBS tổng hợp Ghi chú: *VPBS ước tính

Tổng giá trị trái phiếu Chính phủ được chín ngân hàng mua trong năm 2012 là 105 nghìn tỷ VND, tăng 86% so với năm 2011, chiếm 70% tổng số trái phiếu được phát hành, hay 90% tổng số trái phiếu được nắm giữ bởi các ngân hàng trong nước. Trong chín ngân hàng này, VCB nắm giữ số lượng trái phiếu Chính phủ lớn nhất, đạt hơn 62 nghìn tỷ VND tại thời điểm cuối năm 2012. Nếu chúng tôi nhìn vào tỷ lệ trái phiếu Chính phủ trên tổng tài sản, MBB có tỷ trọng lớn nhất (20,8%), theo sau là VCB (15%) và CTG (9,3%).

So với các kênh đầu tư khác, trái phiếu Chính phủ có nhiều ưu điểm lớn vì các tổ chức tín dụng không bị giới hạn về số lượng trái phiếu Chính phủ nắm giữ. Trong khi đó, trái phiếu công ty, tín dụng và cho vay liên ngân hàng đều bị hạn chế bởi quy định về trích lập dự phòng và các chỉ số an toàn hoạt động.

So với lãi suất thị trường, lợi suất trái phiếu Chính phủ vẫn sinh lời nhiều hơn. Tại thời điểm này, các ngân hàng thương mai đang huy động ở lãi suất 7,6%/ năm. Khi đầu tư vào trái phiếu Chính phủ, lãi suất này là 7,4% đến 7,9%/năm. Nếu những trái phiếu này được dùng để hoán đổi với NHNN ở mức lãi suất tái chiết khấu là 5%/năm, nó sẽ sinh lời mà không có chút rủi ro nào.

Trái phiếu Chính phủ được ghi nhận 100% trên sổ sách ở phần tài sản “Có” và có tính thanh khoản tương đương tiền mặt. Nó giúp ngân hàng đảm bảo tỷ lệ chi trả cho các khoản đi vay ngắn hạn và khả năng sinh lời. Và khi lãi suất thị trường thấp đi, giá các tài sản này sẽ tăng lên.

Có nhiều quan điểm khác nhau liên quan đến xu hướng này. Có quan điểm cho rằng trái phiếu Chính phủ (nợ công) đang lấn áp tín dụng cho khu vực tư nhân. Hệ quả là, các doanh nghiệp và cá nhân gặp khó khăn hơn để tiếp cận nguồn vốn và phải chịu mức lãi suất cao hơn. Một quan điểm khác lại cho rằng đó là việc thông thường khi ngân hàng mua trái phiếu Chính phủ vì đó là một cách gián tiếp để đầu tư vào nền kinh tế. Chính phủ có thể sử dụng vốn từ trái phiếu để đầu tư vào cơ sở hạ tầng, công trình công cộng.v.v. Tuy nhiên chúng tôi nghiêng về quan điểm thứ nhất hơn vì đầu tư công lâu nay vốn bị coi là thiếu hiệu quả.

Các ngân hàng thương mại mua phần lớn trái phiếu Chính phủ. Gần đây, chúng tôi chứng kiến sự gia tăng đáng kể đầu tư vào trái phiếu Chính phủ trên bảng cân đối kế toán của các ngân hàng.

Đánh giá chất lượng tín dụng

Một phần của tài liệu báo cáo ngành ngân hàng việt nam tháng 1 năm 2014 báo cáo ngành lần đầu (Trang 43 - 46)