TỔNG QUAN NGÀNH NGÂN HÀNG VIỆT NAM
Ngân hàng Việt Nam trên con đường đến Basel
bắt đầu thực hiện theo Basel I với sự ra đời của hai quyết định quan trọng: quyết định 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19/04/2005, quyết định này sau đó đã được thay thế bằng Thông tư 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010 và Thông tư 19/2010/TT-NHNN ngày 27/09/2010, về đảm bảo các tỷ lệ an toàn trong hoạt động cuả các TCTD; quyết định 493/2005/QD-NHNN ngày 22/04/2005 về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng trong hoạt động của các TCTD. Các quy định này nhìn chung đã theo tinh thần của Basel I, tuy nhiên mức độ vận dụng Basel I của các ngân hàng Việt Nam vẫn còn chưa đầy đủ do thiếu cơ sở hạ tầng kỹ thuật và cơ sở dữ liệu. Cụ thể, tỷ lệ an toàn vốn của các ngân hàng thương mại lớn dù đã đạt mức 8%, nhưng các tỷ lệ này được tính toán trên cở sở các chuẩn mực kế toán Việt Nam. Nếu tính toán dựa trên các chuẩn mực kế toán quốc tế, tỷ lệ này sẽ bị thiếu hụt. Hơn nữa, các ngân hàng Việt Nam mới chỉ đo lường rủi ro tín dụng trong phép tính CAR mà chưa lượng hóa những rủi ro quan trọng khác như rủi ro hoạt động, rủi ro thị trường, do đó chưa tính toán được tỷ lệ CAR thực sự. Thêm vào đó, các ngân hàng Việt Nam vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn trong khâu kỹ thuật
NHNN đã dựa trên Hiệp ước Basel I và Basel II để quy định các tỷ lệ an toàn cho hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên, các ngân hàng Việt Nam vẫn chưa hoàn toàn tuân theo Basel I, chứ chưa nói đến Basel II.
phức tạp và chi phí cao cho việc xây dựng các mô hình thống kê, lượng hóa các rủi ro trong từng loại tài sản, đặc biệt là các rủi ro liên quan đến tác nghiệp hàng ngày của ngân hàng và sự biến động khó lường của giá cả hàng hóa trên thị trường.
Sau cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2008, Thủ tướng đã ban hành quyết định 254/2012/QĐ-TTg ngày 01/03/2012 phê duyệt đề án cơ cấu lại hệ thống tổ chức tín dụng, trong đó đã đề cập đến định hướng và mục tiêu hoàn thành triển khai các chuẩn mực an toàn vốn theo Basel II đến năm 2015. Cụ thể, NHNN sau đó đã ban hành Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 để thay thế cho quyết định 493 và quyết định 780 (về việc phân loại nợ đã được điều chỉnh, gia hạn). So với quyết đinh 493, Thông tư 02 có rất nhiều thay đổi, và có tính tuân thủ cao hơn đối với hiệp ước Basel II. Những thay đổi bao gồm: bổ sung phân loại và trích lập dự phòng cho một số tài sản; định giá tài sản đảm bảo; các khoản vay vi phạm phải bị phân loại nợ nhóm 3, các ngân hàng phải lấy thông tin từ Trung tâm Thông tin Tín dụng đề phân loại nợ; những quy định này giúp đánh giá chất lượng tài sản của các TCTD chính xác hơn. Thông tư 02 lẽ ra đã có hiệu lực từ ngày 01/06/2013. Tuy nhiên, trong giai đoạn chuyển giao một mối quan ngại lớn đã được nêu lên. Nếu Thông tư 02 được áp dụng ngay, tỷ lệ nợ xấu của một số ngân hàng thương mại sẽ tăng từ 3% đến 4% ở thời điểm hiện tại lên tới 10% đến 20% và hơn thế. Tỷ lệ nợ xấu tăng cao đòi hỏi trích lập dự phòng cao hơn, và các quy định tín dụng bị thắt chặt sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng vay vốn của các doanh nghiệp và nền kinh tế. Do đó, NHNN đã quyết định hoãn việc áp dụng Thông tư 02 đến 01/06/2014.
Dựa trên tình hình hiện tại, câu hỏi bao giờ hệ thống ngân hàng Việt Nam có thể tuân thủ hoàn toàn Basel I vẫn chưa có câu trả lời, chưa bàn đến Basel II. Kinh nghiệm ở nhiều quốc gia châu Á đã triển khai Basel II cho thấy thường phải mất từ 5 đến 7 năm kể từ lúc bắt đầu đến khi hoàn toàn tuân thủ. Do đó, nếu không triển khai nghiêm túc từ đầu, hệ thống ngân hàng Việt Nam vẫn còn cách đích Basel II khá xa.
Các thương vụ mua bán và sáp nhập gần đây