Các thương vụ mua bán và sáp nhập gần đây

Một phần của tài liệu báo cáo ngành ngân hàng việt nam tháng 1 năm 2014 báo cáo ngành lần đầu (Trang 59 - 60)

TỔNG QUAN NGÀNH NGÂN HÀNG VIỆT NAM

Các thương vụ mua bán và sáp nhập gần đây

2015, chín ngân hàng yếu kém nhất đã được xác định vào tháng 10 năm 2011 và được yêu cầu tái cơ cấu. Cho đến thời điểm hiện tại, tám trên chín ngân hàng trong danh sách này đã tiến hành sáp nhập và mua lại. STT (trước sáp nhập) Tên ngân hàng Đối tác Tên ngân hàng sau sáp nhập Thời điểm

1 SCB SCB

SCB

1/1/ 2012

2 Ficombank SCB 1/1/ 2012

3 TinnghiaBank SCB 1/1/ 2012

4 Tienphong Bank DOJI Tienphong Bank 18/1/ 2012

5 Habubank SHB SHB 28/8 2012

6 GP Bank cho ngân hàng United Dự kiến bán cổ phần Overseas Bank (UOB)

7 Navibank Tái cấu trúc bằng vốn tự có Navibank Đang tiến hành 8 TrustBank Công ty CP Thiên Thanh Vietnam Construction Bank (VNCB) May 23, 2013

9 Western Bank PVFC PVcom Bank Oct 3, 2013

 SCB, Ficombank, và ngân hàng Tín Nghĩa đã sáp nhập thành ngân hàng SCB với tổng tài sản hơn 150.000 tỷ đồng. Đây là thương vụ sáp nhập tự nguyện đầu tiên kể từ khi NHNN công bố kế hoạch cơ cấu lại hệ thống các TCTD.

 Trong trường hợp của ngân hàng Tiên Phong, NHNN đã chấp thuận kế hoạch tự tái cấu trúc, chủ yếu là bố trí lại nguồn nhân lực và điều chỉnh chiến lược kinh doanh. Sau khi tập đoàn DOJI trở thành đối tác chiến lược, ngân hàng Tiên Phong đã mở rộng sang lĩnh vực kinh doanh khác để tận dụng lợi thế của DOJI.

 Cái tên Habubank đã chính thức biến mất ngày 28/08/2012, sau khi ngân hàng này sáp nhập với SHB. Habubank là NHTMCP đầu tiên được thành lập vào năm 1989 với vốn điều lệ ban đầu là 5 tỷ đồng. Trong 24 năm hoạt động, Habubank đã là một ngân hàng có tiếng và có thực lực trong số các NHTMCP, cho đến năm 2011. Vấn đề của Habubank nằm ở danh mục cho vay tập trung và không đa dạng (các khoản vay của 50 khách hàng lớn nhất đã chiếm tới 65% dư nợ cho vay của Habubank), dẫn đến khối lượng nợ xấu lớn một cách nghiêm trọng. Vinashin và Bianfishco, cùng với những cái tên khác đã đóng góp phần lớn cho sự đổ vỡ của Habubank. Habubank cũng gặp phải rủi ro tín dụng từ thị trường liên ngân hàng với các khoản tiền gửi không rút được tại Công ty Tài chính Cao su, Ngân hàng Dầu khí Toàn cầu và Ficombank. Ngay trước thời điểm sáp nhập, tỷ lệ nợ xấu của Habubank là 23,66%. Câu chuyện đầy kịch tính nhưng cũng rất điển hình của Habubank đã để lại bài học cho nhiều ngân hàng khác. Tỷ lệ nợ xấu của SHB sau khi sáp nhập là 21,32% so với 2,23% thời điểm trước sáp nhập (năm 2011). Sau sáp nhập, SHB đã gia nhập nhóm các NHTMCP có tài sản trên 100 nghìn tỷ đồng. Tại ngày 30/9/2013, tỷ lệ nợ xấu của SHB là 7,75%, vẫn thuộc mức cao nhất trong số các NHTM.

 NHTMCP Đại Tín được chấp thuận cho dùng nguồn lực từ Tập đoàn Thiên Thanh để tái cấu trúc và đã chính thức đổi tên thành Ngân hàng Xây dựng Việt Nam ngày 23/05/2013.

 Ngân hàng Dầu khí toàn cầu đang được NHNN cân nhắc cho tự thực hiện cơ cấu với sự tham gia của đối tác nước ngoài, nhiều khả năng là ngân hàng United Overseas Bank (UOB) của Singapore.

 Ngân hàng TMCP Phương Tây sáp nhập với Công ty Tài chính Dầu Khí thành Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam (PVcom Bank) là thương vụ M&A gần đây nhất. Sau khi sáp nhập, ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam cũng gia nhập nhóm các NHTMCP có tài sản trên 100 nghìn tỷ đồng. Vốn điều lệ của ngân hàng sẽ được giữ nguyên ở mức 9 nghìn tỷ đồng trong năm 2013 và 2014, và ngân hàng dự định sẽ huy động them vốn lên mức 12 nghìn tỷ đồng năm 2015.

Có cần thiết phải tách biệt ngân hàng và các công ty chứng khoán

Một phần của tài liệu báo cáo ngành ngân hàng việt nam tháng 1 năm 2014 báo cáo ngành lần đầu (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)