Khung pháp lý

Một phần của tài liệu báo cáo ngành ngân hàng việt nam tháng 1 năm 2014 báo cáo ngành lần đầu (Trang 36 - 38)

TỔNG QUAN NGÀNH NGÂN HÀNG VIỆT NAM

Khung pháp lý

luật quan trọng nhất như sau:

Văn bản Nội dung

Luật 46/2010/QH12 Luật ngân hàng nhà nước Việt Nam Luật 47/2010/QH12 Luật Các tổ chức tín dụng

Nghị định 59/2009/NĐ-CP Quy định về tổ chức và hoạt động của ngân hàng thương mại

Nghị định 22/2006/NĐ-CP Quy định về tổ chức và hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam.

Nghị định 05/2010/NĐ-CP Quy định việc áp dụng Luật Phá sản đối với các tổ chức tín dụng

Quyết định 254/QĐ-TTg Quyết định phê duyệt đề án "Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015 Nghị định 141-2006-NĐ-CP Mức vốn pháp định dành cho các tổ chức tín dụng

Nghị định 69/2007/NĐ-CP Quy định về việc Nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của NHTM Việt Nam Thông tư 13/2010/TT-NHNN Thông tư quy định tỷ lệ an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng

Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng Quyết định 780/QĐ-NHNN Quy định về phân loại nợ với nợ được điều chỉnh kỳ hạn, gia hạn nợ

Thông tư 02/2013/TT-NHNN Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp lập và sử dụng dự phòng rủi ro của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài Nghị định 53/2013/NĐ-CP Quyết định thành lập công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam Thông tư 19/2013/TT-NHNN Quy định về mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam Thông tư 20 /2013/TT-NHNN Quy định về cho vay tái cấp vốn của Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam Thông tư 14/2013/TT-NHNN Quy định mức lãi suất huy động vốn tối đa bằng đô la Mỹ của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng Thông tư 15/2013/TT-NHNN Quy định mức lãi suất huy động vốn tối đa bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng Quyết định 750/QĐ-NHNN Tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ là 6%

Thông tư 08/2010/TT-NHNN Quy định về Kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng.

Nghị định 109/2005/NĐ-CP Nghị định về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 89/1999/NĐ-CP ngày 1/9/1999 về bảo hiểm tiền gửi . Quyết định 27/2008/QĐ-NHNN Quyết định về việc sửa đổi, bổ sung Quy chế nghiệp vụ thị trường mở ban hành theo Quyết định 01/2007/QĐ-NHNN ngày 05/01/2007.

Nghị quyết 53/2013/NĐ-CP và Thông tư 19/2013/TT-NHNN liên quan đến Công ty Quản lý Tài sản Việt Nam sẽ được chúng tôi nhắc đến ở phần sau. Thông tư 13/2010/TT-NHNN và các điểm sửa đổi được ban hành trong Thông tư 19/2010/TT-NHNN chủ yếu tập trung về việc nâng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu và tỷ lệ dư nợ trên tổng huy động. Nhằm đảm bảo một nguồn vốn chất lượng tốt hơn để chống đỡ lại các cú sốc tài chính trong tương lại, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu CAR được nâng lên mức 9% từ mức cũ là 8%. Các ngân hàng có thể tăng tỷ lệ CAR bằng cách tăng vốn điều lệ hoặc cắt giảm các tài sản có tính rủi ro cao. Khi tính tỷ lệ CAR, các khoản cho vay đầu tư chứng khoán được xếp vào tài sản “Có” có hệ số rủi ro là 250% khiến cho dòng vốn từ ngân hàng đổ vào thị trường chứng khoán bị thu hẹp lại. Một điểm quan trọng trong thông tư là tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động đối với ngân hàng là 80% và đối với các tổ chức tín dụng là 85%.

Một quy định quan trọng nữa là Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 (“Quyết định 493”), được sửa đổi và bổ sung bởi Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 của Ngân hàng Nhà nước (“Quyết định 18”). Theo hai quyết định này, các khoản cho vay sẽ được phân loại theo chất lượng nợ thành 5 nhóm vào cuối mỗi quý trong ba quý đầu và vào tháng thứ hai của quý bốn.

STT Nhóm nợ Tỷ lệ dự phòng

1 Nợ đủ tiêu chuẩn 0%

2 Nợ cần chú ý 5%

3 Nợ dưới tiêu chuẩn 20%

4 Nợ nghi ngờ 50%

5 Nợ có khả năng mất vốn 100%

Nguồn: NHNN

Việc tính toán mức dự phòng được dựa trên tổng dư nợ và ứng trước cho khách hàng và các tổ chức tín dụng khác và kết quả đánh giá phân loại chất lượng nợ. Các khoản vay thuộc nhóm 3, 4, 5 được xếp vào nhóm nợ xấu. Phương pháp phân loại các khoản vay phụ thuộc vào lựa chọn của từng ngân hàng, hoặc theo phương pháp định tính hoặc theo phương pháp định lượng. Hiện tại, chỉ có ngân hàng MBB, BIDV, và VCB thực hiện phân loại nợ theo phương pháp định tính theo điều 7 Quyết định 493, các ngân hàng còn lại đều dùng phương pháp định lượng theo điều 6.

Một dự thảo được soạn bởi Ủy bạn chứng khoán nhà nước (UBCKNN) đã được trình lên Chính Phủ vào giữa tháng 11. Nếu dự thảo được thông qua như đúng dự kiến vào đầu năm 2014, nó sẽ tăng mức sở hữu của nước ngoài ở các ngân hàng thương mại lên 49%. Mức giới hạn hiện nay là 30% cổ phần có quyền biểu quyết cho các nhà đầu tư nước ngoài và cụ thể là 20% cho các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài theo Nghị định 69/2007/NĐ-CP. Hạn mức hiện nay được cho là một rào cản đối với đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam. Tính đến 30/06/2013 có 10 ngân hàng thương mại Việt Nam sử dụng hết hạn mức sở hữu nước ngoài dành cho nhà đầu tư chiến lược như bảng tổng hợp dưới đây:

Các NHTM sử dụng hết hạn mức sở hữu của nhà đầu tư chiến lược nước ngoài (30/06/2013 Thứ tự Ngân hàng Thứ tự Ngân hàng

1 CTG 6 Oceanbank 2 TCB 7 Sea Bank 3 VCB 8 Sourthern Bank 4 ABB 9 VIB 5 EIB 10 VPB Nguồn: VPBS tổng hợp

Ngày 22/11/2013, OCBC đã bán toàn bộ cổ phần tại VPBank (14,88%) sau hơn bảy năm nắm giữ. Số cổ phần này đã được bán cho các nhà đầu tư cá nhân trong nước, do đó làm giảm tỷ lệ sở hữu của cổ đông nước ngoài tại VPBank xuống bằng không. VPBank nhận định sự thoái vốn của OCBC đã giải phóng giới hạn góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài tại VPBank và giúp ngân hàng có cơ hội tìm kiếm đối tác chiến lược mới phù hợp hơn trong thời gian tới.

KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG

Một phần của tài liệu báo cáo ngành ngân hàng việt nam tháng 1 năm 2014 báo cáo ngành lần đầu (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)