TỔNG QUAN NGÀNH NGÂN HÀNG VIỆT NAM
Sở hữu chéo
giữa các ngân hàng. Có sáu loại hình sở hữu chéo:
(1)Sở hữu của các NHTMNN và NH nước ngoài tại các ngân hàng liên doanh
(2)Đối tác chiến lược giữa các NH nước ngoài và NHTM (3)Các quỹ đầu tư nắm giữ cổ phần của các NHTM (4)NHTMNN nắm giữ cổ phần của các NHTMCP (5)Các NHTMCP nắm giữ cổ phần của nhau
(6)Các công ty vốn Nhà nước, công ty tư nhân, cá nhân sở hữu cổ phần của các NHTMCP
Luật các TCTD năm 2010 quy định các NHTM có thể dùng tối đa 11% vốn điều lệ và các khoản dự trữ để mua cổ phần và góp vốn tại các TCTD khác. Như vậy, pháp luật hiện hành không cấm mà chỉ giới hạn sở hữu chéo.
Tình trạng sở hữu chéo giữa các ngân hàng Việt Nam hiện tại là kết quả của ba mốc quan trọng: quy định nâng mức vốn tối thiểu lên 1.000 tỷ đồng năm 2006, nâng vốn tối thiểu lên 3.000 tỷ đồng năm 2008, và đề án cải cách hệ thống ngân hàng giai đoạn 2011-2015 hiện tại. Quá trình này đã khiến cho các NH liên kết với nhau để đáp ứng các yêu cầu về vốn. Sở hữu chéo mang đến những hậu quả nghiêm trọng. Thứ nhất, khi các NH liên kết với nhau thông qua sở hữu chéo, sự cạnh tranh giữa các NH có xu hướng giảm sút. Thứ hai, rủi ro hệ thống sẽ tăng lên. Thứ ba, sở hữu chéo tạo điều kiện cho các ngân hàng cho vay thiếu thận trọng, đầu tư vốn vào những dự án rủi ro và thiếu minh bạch mà chủ sở hữu của những dự án này chính là cổ đông lớn của NH và các tổ chức sân sau của họ. Thêm vào đó, có một số cổ đông lớn đã vay tiền từ ngân hàng để mua cổ phần của chính ngân hàng đó. Nói cách khác, những cổ đông này đã dùng đòn bẩy tài chính để góp vốn ảo, che dấu mức vốn thực, phóng đại các chỉ tiêu an toàn vốn của ngân hàng.
Chúng ta có thể nhìn vào sơ đồ sau để thấy rõ hơn sự phức tạp của tình trạng sở hữu chéo các ngân hàng.
Sở hữu chéo đang làm xấu đi sự minh bạch và hiệu quả của các ngân hàng.
Nguồn: Cafef
Ngân hàng Việt Nam trên con đường đến Basel