Thiết bị mạng:

Một phần của tài liệu công nghệ và dịch vụ iptv và khả năng triển khai trên mạng băng rộng (Trang 159 - 164)

3.3.1.1 Thiết bị định tuyến biên phía nhà cung cấp - PE:

Thiết bị này sử dụng các giao thức sau :

Sử dụng giao thức IGMPv2. Giao thức này có đặc điểm là :

- Giá trị của Octet đầu tiên trong thông báo truy vấn Query là : 0.x.1.1.

- Địa chỉ của nhóm cho thông báo truy vấn là : 0.0.0.0.

- Địa chỉ đích cho thông điệp truy vấn là : 224.0.0.1.

- Thời gian truy vấn mặc định là : 125 giây.

- Giá trị của Octet đầu tiên của thông báo Report là : 0.x.1.6.

- Địa chỉ nhóm cho thông báo Report là địa chỉ nhóm Multicast.

- Địa chỉ đích của thông báo báo cáo là địa chỉ nhóm Multicast.

- Có cơ chế làm giảm thông báo Report.

- Thời gian trả lời tối đa có thể được cấu hình từ 0 đến 25,5 giây.

- Một Host có thể gửi thông điệp rời khỏi nhóm. - Địa chỉ đích cho thông báo rời khỏi nhóm là :

- Một Router có thể gửi một thông báo cho từng nhóm cụ thể.

- Một Host không thể gửi một thông báo báo cáo cho từng nhóm và từng nguồn cụ thể.

- Router không thể gửi truy vấn cho từng nguồn và từng nhóm cụ thể.

- IGMPv2 tương thích với phiên bản của IGMP là IGMPv1.

Sử dụng giao thức PIM – SM : Giao thức định tuyến Multicast theo chế độ Spare. Giao thức này chỉ truyền lưu lượng của nhóm tới Router khi nó nhận được một thông báo yêu cầu. Các bản sao của gói tin được gửi tới một nhóm Multicast riêng biệt.

Sử dụng giao thức DHCP Relay : Giao thức chuyển tiếp cấu hình Host động.

Để các bản tin quảng bá từ DHCP Client vượt qua Router để đến với DHCP Server thì ta dùng DHCP Relay. DHCP Relay là một thực thể trung gian, nó cho phép các bản tin quảng bá thường bị chặn ngay ở bộ định tuyến và từ DHCP Client đến DHCP Server.

Ngoài ra DHCP Relay còn bổ sung các thông tin hữu ích vào các gói tin DHCP trước khi các DHCP này được chuyển tiếp.

3.3.1.2 Switch lớp 2 và DSLAM :

a. Switch lớp 2 :

Lớp 2 (Layer 2) ở đây không phải là tên mà là từ kèm theo để mô tả chức năng của nó là ở lớp mấy trong mô hình tham chiếu kết nối các hệ thống mở - OSI. Hiện nay đã xuất hiện một số Switch mới cao cấp, cung cấp thêm các lớp cao hơn (Như lớp 3,…) được gọi là Multi - Layer Switch. Vì thế để mô tả một cách cụ thể chức năng của thiết bị Switch thì nên mô tả lớp của nó là Switch lớp 2 hay là Multi - Layer Switch.

Switch lớp 2 dùng các giao thức theo các cơ chế đã trình bày ở trên :

- Giao thức quản lý nhóm theo cơ chế uỷ quyền - Proxy.

- Giao thức quản lý nhóm Internet theo cơ chế thăm dò - Snooping.

- Giao thức phân giải địa chỉ - ARP. ARP là một giao thức dựa trên nguyên tắc : Khi một thiết bị mạng muốn biết địa chỉ vật lý (MAC) của một thiết bị mạng nào đó mà nó đã biết địa chỉ ở tầng mạng Network (IP, IPX...) thì nó sẽ gửi một yêu cầu (ARP Request) bao gồm địa chỉ vật lý MAC của nó và địa chỉ IP của thiết bị mà nó cần biết địa chỉ MAC trên toàn bộ một miền Broadcast. Mỗi một thiết bị nhận được Request này sẽ so sánh địa chỉ IP trong ARP Request với địa chỉ tầng mạng Network của mình. Nếu trùng địa chỉ thì thiết bị đó phải gửi ngược lại cho thiết bị gửi ARP Request một gói tin Packet, trong đó có chứa địa chỉ MAC của mình.

b. DSLAM :

Ngoài những giao thức trên thì DSLAM còn sử dụng thêm các giao thức như :

Giao thức Ethernet : Nếu đường Uplink của DSLAM là Ethernet thì ta gọi nó là IP - DSLAM. Nếu đường Uplink của DSLAM là ATM thì nó là ATM -

DSLAM. IP - DSLAM kết nối đến BRAS theo giao thức Ethernet vì vậy nảy sinh kết nối PPPoE từ các Modem ADSL của khách hàng tới BRAS.

DHCP Option 82 : DHCP Option 82 giải quyết

được một số vấn đề liên quan tới bảo mật. Các vấn đề bảo mật được giải quyết bao gồm :

• Bản tin quảng bá DHCP. • Cạn kiệt địa chỉ DHCP. • Gán địa chỉ tĩnh.

• Gán địa chỉ tĩnh IP.

• Giải mã định danh khách hàng. • Giải mã địa chỉ MAC.

Ngoài ra, DSLAM còn điều khiển lưu lượng Multicast một cách hợp lý.

Một phần của tài liệu công nghệ và dịch vụ iptv và khả năng triển khai trên mạng băng rộng (Trang 159 - 164)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(183 trang)
w