Mạng lõi IP/MPL S:

Một phần của tài liệu công nghệ và dịch vụ iptv và khả năng triển khai trên mạng băng rộng (Trang 134 - 138)

Công nghệ chuyển mạch nhãn đa giao thức (MPLS) ra đời để giải quyết những nhược điểm của giao thức TCP/IP hiện đang sử dụng trên mạng Internet hiện nay và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao vế chất lượng dịch vụ.

Các nhược điểm của giao thức TCP/IP sử dụng chuyển mạch gói truyền thống bao gồm :

Tốc độ và trễ : Chuyển mạch IP truyền thống sử

dụng giao thức TCP/IP có tốc độ không cao và độ trễ lớn dẫn đến tình trạng mất gói, mất kết nối, …Do đặc điểm việc định tuyến của giao thức IP truyến thống chủ yếu dựa vào phần tiêu đề với địa chỉ đích làm nòng cốt.

Khả năng mở rộng mạng : Mạng IP truyền thống

khả năng mở rộng mạng lõi và việc tích hợp các kỹ thuật, công nghệ mới trong cấu hình phân lớp tham chiếu theo mô hình OSI là rất khó khăn.

MPLS đuợc xem là giải pháp cho những vấn đề này. Với khả năng chuyển tiếp nhanh, đơn giản, định

tuyến linh hoạt, tận dụng tài nguyên và đặc biệt cung cấp dịch vụ mạng riêng ảo (VPN) bảo mật cao sẽ giúp cho MPLS chiếm ưu thế trong hiện tại và trong tương lai.

MPLS kết hợp các ưu điểm kỹ thuật chuyển mạch của lớp 2 (Layer 2) và kỹ thuật định tuyến lớp 3 (Layer 3). Do sử dụng nhãn để quyết định chặng tiếp theo phải truyến tải của dữ liệu trong mạng nên bộ định tuyến ít làm việc hơn và hoạt động gần giống như Switch. Nhãn có thể được dùng để thiết lập phương thức cho quá trình xử lý lưu lượng trong mạng là yếu tố quan trọng để đảm bảo chất lượng dịch vụ.

Hiện nay, hệ thống mạng lõi IP/MPLS đã đuợc xây dựng. Yêu cầu đối với mạng lõi để cung cấp dịch vụ IPTV như sau :

- Sử dụng PIM-SM (PIM Spare Mode) để thay thế cho giao thức PIM - DM (PIM Dense Mode). Đối với giao thức PIM - DM, khi có một yêu cầu của người dùng ở một mạng con nào đó thì lưu lượng thông tin yêu cầu sẽ được phát tán trên

toàn bộ các thành phần mạng gây lãng phí băng thông và tài nguyên. Còn đối với giao thức PIM – SM thì khi có yêu cầu của khách hàng tại mạng con nào đó thì lưu lượng thông tin hữu ích sẽ được gửi đến mạng con đó, do đó tránh lãng phí băng thông. Đối với chế độ Spare thì các lưu lượng thông tin yêu cầu chỉ gửi đến những Router có liên quan đến khách hàng yêu cầu. Ngược lại thì chế độ Dense khi có yêu cầu của khách hàng thì lưu lượng được gửi đến tất cả các khách hàng.

Hiện nay, các thiết bị trên mạng đa phần chưa có hỗ trợ IGMPv3 (Là phiên bản thứ 3 của giao thức quản lý nhóm Internet - IGMP). IGMPv3 cho phép các nút mạng lọc các lưu lượng tải về dựa trên địa chỉ IP nguồn thông qua một tính năng gọi là truyền thông đa phương tiện theo từng nguồn đặc biệt (SSM).

- Sử dụng Ipv4 – IP Version 4 là phiên bản thứ tư của IP. Nó là một dãy số được định danh cho một máy tính kết nối với Internet nhằm đảm bảo

khả năng cung cấp dịch vụ của các thiết bị lớp 2 (Layer 2) trong mạng.

- Sử dụng thiết bị định tuyến biên (PE) phía nhà cung cấp (Thiết bị nằm tại vùng biên của mạng lõi IP/MPLS) để kết nối với mạng MAN bên dưới (Thiết bị nằm tại các Viễn thông tỉnh). Để cung cấp dịch vụ IPTV và nhu cầu phát triển thuê bao ADSL trong thời gian tới, VNPT chủ trương thực hiện như sau :

- Tách BRAS và thiết bị định tuyến biên phía nhà cung cấp - PE.

- Đầu tư thiết bị định tuyến biên từ phía nhà cung cấp cho một số tỉnh triển khai IPTV : Số lượng sẽ được tính toán dựa trên năng lực mạng hiện tại và số lượng cổng dịch vụ IPTV được phân bổ.

- Đầu tư BRAS cho các tỉnh trọng điểm nhằm đảm bảo khả năng cung cấp dịch vụ ADSL.

- Đầu tư PE cho các tỉnh dựa trên quan điểm tập trung theo vùng địa lý.

Để đảm bảo chất lượng dịch vụ và khả năng hoạt động của thiết bị, khuyến nghị một số tiêu chí về kết nối như sau :

- Nhỏ hơn 500 thuê bao IPTV trên 1 DSLAM.

- Nhỏ hơn 5 DSLAM cung cấp dịch vụ IPTV trên 1 Bộ chuyển mạnh mạng lưu lượng (Carier Ethenet Switch-CES) thu gom lưu lượng.

- Một thiết bị định tuyến (SR) cung cấp dịch vụ cho khoảng 10.000 thuê bao IPTV.

Một phần của tài liệu công nghệ và dịch vụ iptv và khả năng triển khai trên mạng băng rộng (Trang 134 - 138)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(183 trang)
w