Một số vấn đề cơ bản của Pháp lệnh về tự vệ trong nhập khẩu

Một phần của tài liệu Các biện pháp tự vệ trong thương mại quốc tế- Thực tiễn sử dụng ở một số nước trên thế giới và Việt Nam (Trang 83 - 86)

1 Vấn đề tái áp dụng

3.1.3.2Một số vấn đề cơ bản của Pháp lệnh về tự vệ trong nhập khẩu

sẽ cho thấy tính chủ động của Việt Nam trong việc vận dụng các chuẩn mực quốc tế chung vào luật quốc gia và các chính sách thơng mại của riêng mình. Nó cũng tạo điều kiện để nền kinh tế Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế quốc tế có hiệu quả, hạn chế những tác động bất lợi đối với sản xuất trong nớc.

Pháp lệnh này đợc xây dựng trên cơ sở tuân thủ các quy định của Điều XIX, GATT 1947 về tự vệ khẩn cấp đối với hàng nhập khẩu, Hiệp định về các biện pháp tự vệ và Luật mẫu của WTO nhng đợc chuyển hoá điều chỉnh cho phù hợp hơn với hệ thống pháp luật Việt Nam.

3.1.3.2 Một số vấn đề cơ bản của Pháp lệnh về tự vệ trong nhập khẩu hàng hoá nớc ngoài vào Việt Nam hoá nớc ngoài vào Việt Nam

Pháp lệnh gồm 8 chơng, 33 điều quy định về các biện pháp tự vệ, điều kiện và thủ tục áp dụng các biện pháp đó trong trờng hợp hàng hoá nhập khẩu quá mức vào Việt Nam gây ra hoặc đe doạ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nớc. Một số vấn đề chính cần lu ý của Pháp lệnh là: 2 Hình thức áp dụng biện pháp tự vệ

Để có thể hạn chế hàng nhập khẩu vào lãnh thổ Việt Nam, Pháp lệnh quy định hai loại biện pháp tự vệ phổ biến nhất là: Thuế nhập khẩu và Hạn ngạch nhập khẩu. Riêng thuế nhập khẩu có thể áp dụng theo hai cách: Tăng mức thuế suất thuế nhập khẩu hiện hành hoặc áp dụng thuế nhập khẩu bổ sung. Nếu chọn hình thức thuế nhập khẩu bổ sung thì cần phải sửa đổi, bổ sung Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hiện hành vì cha có quy định về việc áp dụng thuế nhập khẩu bổ sung trong trờng hợp tự vệ. Do đó Pháp lệnh đã quy định việc áp dụng biện pháp tăng mức thuế suất thuế nhập khẩu. Trong trờng hợp cần tăng thuế suất thuế nhập khẩu vợt khung thuế suất đã đợc Uỷ ban Thờng vụ Quốc hội quy định thì sẽ áp dụng bổ sung các biện pháp khác. Để có thể linh hoạt trong việc áp dụng các biện pháp tự vệ, Pháp lệnh cũng quy định khả năng Chính phủ có thể quy định việc áp dụng các biện pháp tự vệ khác nh hạn ngạch thuế quan, phụ thu, giấy phép đối với hàng nhập khẩu để bảo vệ ngành sản xuất trong n… ớc.

3 Điều kiện áp dụng biện pháp tự vệ

Để đảm bảo tính khách quan của các biện pháp tự vệ, Pháp lệnh quy định việc áp dụng các biện pháp tự vệ chỉ đợc thực hiện khi hội đủ các nhân tố sau:

- Có sự gia tăng kim ngạch hoặc số lợng nhập khẩu của một loại hàng hoá nhất định;

- Việc gia tăng nhập khẩu đó là nguyên nhân gây ra hoặc có nhiều khả năng sẽ gây ra các tác động xấu đến ngành sản xuất trong nớc sản xuất loại hàng hoá đó. Các tác động xấu này có thể là ảnh hởng bất lợi đến doanh thu, lợi nhuận, công ăn việc làm của các doanh nghiệp nói chung;…

- Việc áp dụng các biện pháp tự vệ để bảo hộ một ngành không làm ảnh hởng xấu đến các bộ phận khác của nền kinh tế quốc dân, ví dụ nh không để việc bảo hộ phân bón làm cho nông dân phải chịu thiệt thòi khi phải mua phân bón với giá quá cao; không vì bảo hộ sản xuất đờng mà làm đa số nhân dân phải mua đờng hoặc các sản phẩm từ đờng với giá cao (khoản 2, điều 19). 4 á p dụng các biện pháp tự vệ

Các biện pháp tự vệ nhìn chung chỉ đợc áp dụng sau khi cơ quan chức trách của Chính phủ mà cụ thể ở đây là Bộ Thơng mại, đã tiến hành điều tra về việc gia

tăng hàng hoá nhập khẩu và những ảnh hởng của nó đến các nhà sản xuất trong n- ớc. Nếu Bộ Thơng mại nhận thấy đã hội đủ các điều kiện để áp dụng biện pháp tự vệ thì có thể ra quyết định áp dụng. Trong trờng hợp đặc biệt khẩn cấp, Pháp lệnh cũng quy địrh việc ál dụng biện pháp tự vệ tạm thời trớc khi có kết quả điều t.a cuối cùng để ngăn chặn các hậu quả xấu xảy ra.

Cơ quan chịu trách nhiệm điều tra để áp dụng biện pháp tự vệ cũng sẽ làm rõ mức chênh lệch giữa năng lực cạnh tranh của hàng sản xuất trong nớc so với hàng nhập khẩu để đi đến quyết định về mức bảo hộ cần thiết. Mức bảo hộ này đủ để các doanh nghiệp trong nớc cạnh tranh nhng không đợc thái quá, tránh tình trạng doanh nghiệp lợi dụng tăng giá hàng hoá, gây thiệt hại cho ngời tiêu dùng.

Trong thời gian áp dụng các biện pháp tự vệ, các cơ quan chức năng sẽ phải phối hợp với Bộ Thơng mại để luôn luôn theo dõi sát tình hình, từng bớc nới lỏng hạn chế nhằm tăng dần cạnh tranh, giúp các doanh nghiệp làm quen dần với hội nhập kinh tế quốc tế và nâng cao khả năng cạnh tranh của mình.

Nhằm giao quyền chủ động cho các doanh nghiệp, Pháp lệnh quy định về việc điều tra tiến tới áp dụng các biện pháp tự vệ chủ yếu dựa trên đơn yêu cầu của tập hợp các nhà sản xuất chiếm ít nhất 25% sản lợng hàng trong nớc.Doanh nghiệp có đợc những thông tin quý báu giúp các cơ quan nhà nớc ra đợc những quyết định kịp thời, chính xác. Tuy nhiên trong điều kiện ở Việt Nam hiện nay vẫn cha có nhiều các hiệp hội ngành hàng đủ mạnh, các cơ quan Chính phủ có thể chủ động điều tra và áp dụng biện pháp tự vệ để bảo hộ cho các doanh nghiệp trong trờng hợp cần thiết. Nhìn chung các biện pháp tự vệ sẽ không đợc áp dụng tràn lan vì nớc xuất khẩu có khả năng trả đũa, gây bất lợi cho hàng xuất khẩu của ta.

5 Thời hạn áp dụng biện pháp tự vệ

Để tránh tình trạng doanh nghiệp ỷ lại trông chờ vào sự bảo hộ của nhà n- ớc, Pháp lệnh quy định biện pháp tự vệ chỉ có giá trị tối đa trong vòng 4 năm. Khi đó, các doanh nghiệp sẽ biết rõ thời gian mình đợc bảo hộ và sẽ có kế hoạch điều chỉnh các hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên trong trờng hợp các

doanh nghiệp thuộc một ngành kinh tế đã cố gắng hết sức nhng do các điều kiện khách quan vẫn không thể cạnh tranh đợc với hàng hoá nhập khẩu thì Nhà nớc có thể xem xét gia hạn thêm thời hạn bảo hộ cho ngành đó. Thời gian gia hạn các biện pháp tự vệ không vợt qua 6 năm.

Nh vậy tổng thời gian tối đa mà một ngành đợc bảo hộ không quá 10 năm. Đây là thời gian tơng đối dài. Trên thực tế ở các nớc khác, thời gian này đủ để cho các doanh nghiệp thuộc một ngành kinh tế thích nghi đợc với cạnh tranh quốc tế. Thực tế cũng cho thấy nếu một ngành đợc bảo hộ đến 10 năm mà vẫn cha có khả năng cạnh tranh quốc tế thì đó là ngành không có lợi thế so sánh và không nên khuyến khích phát triển.

Một phần của tài liệu Các biện pháp tự vệ trong thương mại quốc tế- Thực tiễn sử dụng ở một số nước trên thế giới và Việt Nam (Trang 83 - 86)