Quản lý rủi ro tín dụng theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế

Một phần của tài liệu BÁO cáo THƯỜNG NIÊN 2011 dấu ấn 20 năm vân tay dấu ấn của sự khác biệt SACOMBANK (Trang 68)

quốc tế

quốc tế

n Ban hành chính sách quản lý rủi ro tín dụng quy định

tất cả các vấn đề có liên quan đến hoạt động cấp tín dụng, bao gồm: điều kiện áp dụng, cách thức kiểm tra, dụng, bao gồm: điều kiện áp dụng, cách thức kiểm tra, giám sát, quản lý và thu hồi nợ vay nhằm giới hạn rủi ro cụ thể đến từng đối tượng khách hàng.

n Xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tiên tiến

với sự hợp tác của Công ty Kiểm toán quốc tế Ernst & Young, dựa trên nền tảng của mô hình xếp hạng tín Young, dựa trên nền tảng của mô hình xếp hạng tín dụng do IFC tư vấn cho Sacombank từ năm 2005. Theo đó, Sacombank đã hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ phù hợp quy định mới về phân loại nợ định tính theo chủ trương Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) ban hành trong năm 2011. Hệ thống này cũng xây dựng tiêu chí để chấm điểm xếp hạng tín dụng đối với khách hàng theo từng nhóm ngành nghề khác nhau và được thiết kế một số sản phẩm tín dụng đặc thù riêng của Sacombank. Đây là công cụ hiệu quả trong công tác thẩm định, ra quyết định cho vay và giúp Sacombank đánh giá chính xác mức độ rủi ro từng khoản vay, phân loại nợ theo thông lệ quốc tế, và là cơ sở để nâng cao chất lượng quản lý tín dụng và trích lập dự phòng phù hợp. Tiến đến 2012, Sacombank tiếp tục xây dựng mô hình xác suất vỡ nợ của một khách hàng, từ đó xác định giá trị của rủi ro do khách hàng mang lại để có kế hoạch hỗ trợ khách hàng và dự phòng rủi ro ngay khi cấp tín dụng.

QuẢN tRị RỦi RO

n Ban hành quy định nhằm cụ thể hóa hệ thống phân

quyền phán quyết cấp tín dụng đảm bảo mọi vấn đề liên quan đến rủi ro tín dụng đều được định hướng chỉ liên quan đến rủi ro tín dụng đều được định hướng chỉ đạo và xử lý xuyên suốt từ Hội sở đến các Chi nhánh. Hệ thống phán quyết được xây dựng dựa trên kinh nghiệm, năng lực, kiến thức, đạo đức của các cá nhân tham gia vào quá trình phán quyết cấp tín dụng, và trên hết là căn cứ vào khẩu vị rủi ro của Ngân hàng. Ngoài ra, Sacombank đã xây dựng và vận hành thành công Mô hình giám sát hạn mức tín dụng, Hệ thống trích lập dự phòng rủi ro theo tiêu chuẩn IFRS, Mô hình giám sát các hệ số rủi ro, công nghệ hóa quy trình lọc và chống rửa tiền theo tiêu chuẩn quốc tế…đã giúp Ngân hàng quản trị rủi ro một cách hiệu quả trong bối cảnh nợ xấu và nợ quá hạn tăng cao.

Với nguyên tắc luôn đặt mục tiêu An toàn lên hàng đầu, công tác quản trị rủi ro luôn được Sacombank thực hiện chặt công tác quản trị rủi ro luôn được Sacombank thực hiện chặt chẽ nhằm tạo nền tảng tốt nhất để vượt qua thách thức, tận dụng cơ hội kinh doanh phù hợp trên thị trường, phát huy cao nhất hiệu quả hoạt động và hoàn thành tốt kế hoạch kinh doanh năm 2011. Sacombank đã phát huy vai trò của Ban/Phân ban ngăn chặn và xử lý nợ quá hạn tại Hội sở và các Khu vực nhằm đưa ra những cảnh báo và xử lý kịp thời nguy cơ phát sinh nợ quá hạn, giúp giữ được tỷ lệ nợ xấu chỉ 0,56% và nợ quá hạn là 0,86% trên tổng dư nợ trong năm 2011.

Ưu tiên quản trị rủi ro thanh khoản và thị trườngNăm 2011, Sacombank đã xây dựng và áp dụng thành công Năm 2011, Sacombank đã xây dựng và áp dụng thành công mô hình quản trị rủi ro thanh khoản và lãi suất do Công ty PwC tư vấn. Dựa vào mô hình này Sacombank có khả năng dự báo với độ chính xác cao xu hướng dòng tiền, lãi suất, hành vi khách hàng trong quá khứ từ đó có thể dự báo và điều chỉnh phù hợp với hoạt động kinh doanh trong từng thời kỳ.

nÂnG CAO hiêụ QuẢ QuẢn TRị Rủi RO TOàn DiỆn

“Tại Sacombank, hầu hết cán bộ nhân viên tham gia vào các hoạt động của Ngân hàng đều được tuyển chọn, đào tạo một cách bài bản, khoa học, cả về kiến thức nghiệp vụ lẫn đạo đức kinh tuyển chọn, đào tạo một cách bài bản, khoa học, cả về kiến thức nghiệp vụ lẫn đạo đức kinh doanh nhằm tạo ra được một đội ngũ nhân sự có trình độ, trung thực và trách nhiệm.

Một phần của tài liệu BÁO cáo THƯỜNG NIÊN 2011 dấu ấn 20 năm vân tay dấu ấn của sự khác biệt SACOMBANK (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)