CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI
1. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và tổ chức bộ máy quản lý thu thuế GTGT đối với các doanh nghiệp thuộc khối công nghiệp trên địa bàn Hà Nội: GTGT đối với các doanh nghiệp thuộc khối công nghiệp trên địa bàn Hà Nội:
1.1. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc khối công nghiệp: công nghiệp:
Hà Nội là một địa bàn tập trung rất nhiều đơn vị công nghiệp quốc doanh lớn, vừa và nhỏ vừa đa dạng về loại hình, vừa đa dạng về quy mô nên việc quản lý các đối tượng này tương đối phức tạp. Do đó, muốn quản lý một cách triệt để, bao quát chúng ta phải đi sâu nghiên cứu đặc điểm của các đơn vị này.
* Đối với bộ phận quốc doanh trung ương:
- Các đơn vị có vốn lớn, quy mô sản xuất rộng, có khả năng trang bị máy móc thiết bị tốt nhằm cải tiến nâng cao năng lực sản xuất.
- Đội ngũ lãnh đạo ở trình độ cao, hầu hết các Giám đốc, kế toán trưởng đều có trình độ Đại học, có ý thức cao trong việc chấp hành các chế độ, chính sách do Nhà nước quy định.
- Đội ngũ cán bộ, công nhân viên có tay nghề cao, thường xuyên được tiếp xúc và nắm bắt các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới.
* Đối với bộ phận quốc doanh địa phương:
- Bộ phận này nói chung cơ sở vật chất còn nghèo nàn, máy móc thiết bị cũ kỹ, chậm đổi mới do vốn đầu tư từ Ngân sách còn eo hẹp, chưa đáp ứng được nhu cầu bổ sung vốn và đầu tư theo chiều sâu của mỗi doanh nghiệp…
- Trình độ quản lý của bộ phận này cũng còn nhiều hạn chế, đội ngũ công nhân chủ yếu là làm gia công, làm hợp đồng do trình độ tay nghề và kinh nghiệp sản xuất còn yếu kém.
1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý thu thuế GTGT tại Cục thuế Hà Nội: 1.2.1. Phòng quản lý thu: 1.2.1. Phòng quản lý thu:
- Quản lý đối tượng nộp thuế: theo dõi tình hình biến động về ĐTNT trên lĩnh vực địa bàn quản lý như nắm số doanh nghiệp phát sinh, doanh nghiệp phá sản… phân tích tình hình thu nộp, tham gia việc lập dự toán thu, tham mưu đề xuất với lãnh đạo Cục các biện pháp quản lý.
- Hướng dẫn ĐTNT các thủ tục kê khai đăng kí thuế, lập hồ sơ miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, quyết toán thuế..Giải đáp thắc mắc của ĐTNT liên quan đến việc tính thuế, thu nộp thuế. Lập và tổ chức lưu giữ các hồ sơ của các doanh nghiệp.
- Thực hiện kiểm tra các chỉ tiêu kê khai trên các tờ khai đăng kí kinh doanh, kê khai nộp thuế, hồ sơ đề nghị miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, quyết toán thuế,..Liên hệ với các ĐTNT để chỉnh sửa việc kê khai theo đúng quy định.
- Đề xuất và tham mưu cho lãnh đạo Cục giải quyết các trường hợp miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế..Lập các thủ tục xét, miễn, giảm, hoàn thuế theo quy định, xác định số thuế quyết toán của từng ĐTNT. Cung cấp các thông tin về kết quả xét, miễn, giảm, hoàn, quyết toán thuế cho từng bộ phận tính thuế.
- Thực hiện việc ấn định thuế cho các ĐTNT không nộp hoặc nộp chậm tờ khai thuế. Xác định các ĐTNT cần phát hành lệnh thu hoặc phạt hành chính thuế.
- Theo dõi tình hình thu nộp thuế để thực hiện việc đôn đốc nhắc nhở nộp thuế đầy đủ và đúng hạn vào Ngân sách Nhà nước. Phối hợp với phòng Thanh tra xử lý tố tụng thực hiện việc kiểm tra sổ sách kế toán, hoá đơn chứng từ mua - bán của các đối tượng có hiện tượng khai man, trốn lậu, nợ đọng thuế.
1.2.2. Phòng máy tính:
- Thực hiện nhập tờ khai đăng kí thuế và quản lý hệ thống cấp mã số thuế, in giấy chứng nhận đăng kí thuế.
- Xử lý tính thuế, tính nợ, phạt nộp chậm, in thông báo thuế, nhận giấy nộp tiền từ Kho bạc Nhà nước, chấm nợ. Nhận các kết quả xét, miễn, giảm, hoàn, quyết toán thuế và kết quản thanh tra, kiểm tra từ các phòng quản lý thu và phòng thanh tra xử lý tố tụng để điều chỉnh số thuế phải nộp của từng ĐTNT. Tổng hợp tình hình thu, nộp thuế của các ĐTNT theo các chỉ tiêu khác nhau để cung cấp thông tin cho các phòng
quản lý thu, phòng thanh tra xử lý tố tụng và phòng nghiệp vụ thực hiện các biện pháp thu nộp thuế.
1.2.3. Phòng kế hoạch kế toán thống kê:
- Lập dự toán thu hàng năm, phân bổ kế hoạch và theo dõi tiến độ thực hiện kế hoạch của các Chi cục và các phòng quản lý thu.
- Căn cứ vào số liệu về tình hình tăng trưởng Kinh tế - Xã hội tại địa phương, phân tích số liệu thống kê thuế để lập dự toán thu hàng năm của toàn đơn vị. Tham mưu cho lãnh đạo Cục về khai thác các nguồn thu, bồi dưỡng nguồn thu và các biện pháp chỉ đạo thu.
1.2.4. Phòng thanh tra xử lý tố tụng:
- Kiểm tra, phát hiện các đối tượng có hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá dịch vụ nhưng không kê khai đăng kí nộp thuế để đưa vào diện quản lý thu thuế.
- Lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra về hoạt động sản xuất kinh doanh, sổ sách kế toán, hoá đơn chứng từ mua bán hàng hoá của các đối tượng để nhằm phát hiện kịp thời các hành vi khai man thuế, trốn lậu thuế, đồng thời đề xuất các biện pháp xử lý theo pháp luật.
- Hỗ trợ phòng quản lý thu để quản lý, đôn đốc thu nộp và thực hiện các biện pháp cưỡng bức thu đối với các đối tượng chây ỳ, cố tình vi phạm pháp luật thuế.
- Kiểm tra việc chấp hành các quy định về quản lý thu và tính thuế của các bộ phận để kịp thời chấn chỉnh những sai sót trong công tác quản lý thu thuế.
1.2.5. Phòng nghiệp vụ thuế:
- Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện các chính sách thuế, quy định về thuế của các doanh nghiệp và quy trình quản lý thu thuế của Cục thuế và các Chi cục thuế trực thuộc.
- Giúp lãnh đạo Cục thuế hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện chính sách thuế, các chế độ, quản lý các biện pháp nghiệp vụ thu thuế và thu khác đối với các ĐTNT thuộc mọi thành phần kinh tế trên địa bàn Cục thuế quản lý.
1.2.6. Phòng quản lý ấn chỉ:
Có nhiệm vụ quản lý và hướng dẫn kiểm tra việc sử dụng hoá đơn chứng từ và các ấn chỉ thuộc ngành thuế.
1.2.7. Phòng hành chính:
- Tiếp nhận, đóng dấu vào các tờ khai thuế, quyết toán thuế, báo cáo tài chính, hồ sơ hoàn thuế, miễn giảm thuế, đăng kí mã số thuế,..do các ĐTNT đến nộp. Sau đó
- Phòng còn có trách nhiệm nhận, đóng dấu ngày nhận và gửi cho các ĐTNT thông báo thuế, quyết định hoàn thuế, miễn, giảm thuế, biên bản phạt hành chính,..