Về giáo dục: Hải Phòng là địa phương có chỉ số phát triển giáo dục và tuổi thọ cao trong cả nước. Về chỉ số giáo dục, Hải Phòng chỉ đứng sau Hà Nội và Đà
Nẵng. Về trình đọ học vấn, nhìn chung lao động khu vực thành thị có trình độ học vấn cao hơn nhiều so với lao động khu vực nông thôn. Khu vực thành thị có 58,02% lao động tốt nghiệp THPT; 32,37% tốt nghiệp THCS trong khi các tỷ lệ này ở khu vực nông thôn là 15,14% và 52,24%. Điều này cho thấy khu vực nông thôn chưa đáp ứng được yêu cầu đào tạo chuyên môn kỹ thuật để dịch chuyển cơ cấu lao động từ sản xuất lao động nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ. Do vậy, cần có cơ chế chính sách thích hợp để khuyến khích nâng cao trình độ học vấn cho nguời lao động ở nông thôn.
Về y tế: Hiện nay trên địa bàn thành phố có 24 bệnh viện (trong đó, tuyến thành phố có 8 bệnh viện, tuyến quận, huyện, thị xã có 14 bệnh viên, 1 bệnh viện Hải quân, 1 bệnh viện thuộc Bộ Giao thông vận tải), 27 phòng khám đa khoa khu vực, 10 trung tâm chuyên khoa và y tế cộng đồng, 217 trạm y tế xã, phường. Trong thời gian qua, các bệnh viện đầu ngành và một số trung tâm y tế của thành phố đã được đầu tư nâng cấp, cơ sở khám chũă bệnh được bổ xung.
Một số chỉ tiêu cơ bản có sự cải thiện như cán bộ y tế/1 vạn dân tăng từ 20,7 năm 2000 lên gần 26 năm 2007, số bác sĩ/1 vạn dân từ 6,2 lên 6,8 trong cùng thời kỳ.Tỷ lệ tre em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm từ 29% năm 2000 xuống 17% năm 2007. Tuy nhiên vẫn còn tình trạng chênh lệch lớn giữa khu vực thành thị và nông thôn về các chỉ tiêu này.
Về văn hoá- thông tin, thể dục thể thao: Các hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể dục thể thao được tổ chức rộng rãi đến xã, phường với nội dung phong phú hướng vào việc phát huy bản sắc dân tộc, truyền thống của địa phương và sự tham gia của cộng đồng vào các phong trào thể dục toàn dân, xây dựng các làng văn hoá, các hội thị hướng vào các chủ đề gia đình- xã hội, nếp sống văn minh. Thành phố đã xây dựng được trên 190 nhà văn hoá (trong đó có 2 nhà văn hoá do thành phố quản lý), ngày càng nhiều làng văn hoá được hình thành đáp ứng yêu cầu nâng cao dân trí và tiến bộ xã hội. Các phương tiện thông tin đại chúng, nhất là phát thanh
truyền hình, báo chí từng bước được nâng cấp, số hộ dân cư được xem truyền hình đạt gần 100%. Tuy nhiên, còn có sự chênh lệch đáng kể về điều kiện cơ sở vật chất và mức độ hưởng thụ văn hoá giữa khu vực nội thành và các khu vực khác trong thành phố, nhất là hai huyện đảo Cát Hải và Bạch Long Vỹ.