Định hướng về tổ chức hoạt động du lịch:

Một phần của tài liệu Phương hướng và giải pháp phát triển bền vững du lịch biển Hải Phòng (Trang 68 - 69)

- Phát triển du lịch biển phải phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế biển nói riêng, với chiến lược phát triển kinh tế – xã hội nói chung của đất nước.

3.1.2.8. Định hướng về tổ chức hoạt động du lịch:

Trên cơ sở tiềm năng phong phú, đa dạng về tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn của vùng biển Hải Phòng, phát triển mạnh các loại hình du lịch đặc trưng và có ưu thế như: tham quan các cảnh quan tự nhiên, các di tích lịch sử, văn hoá, các khu bảo tồn sinh thái, vui chơi giải trí dưỡng bệnh, du lịch hội nghị, hội thảo, thể dục thể thao...

Đầu tư bảo vệ, phục hội và mở rộng hệ sinh thái rừng ở vườn Quốc gia Cát Bà, xây dựng nó thành điểm du lịch sinh thái hấp dẫn. Đầu tư xây dựng một số khu nghỉ dưỡng biển lớn. Tôn tạo nâng cấp các khu giải trí hiện có, xây dựng các điểm vui chơi giải trí mới có những sản phẩm độc đáo mang bản sắc riêng của vùng biển, tránh sự trùng lặp đơn điệu. Đây là một trong những yếu tố quan trọng để kéo dài thời gian lưu trú của du khách và tăng nguồn thu cho du lịch biển Hải Phòng.

Xây dựng mới hiện đại một số khu hội chợ, hội nghị, hội thảo quốc tế, khu thể thao tổng hợp đủ tiêu chuẩn để tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế và các cuộc thi thể thao lớn ở trong nước và khu vực Đông Nam á, nhất là các môn thể thao đặc thù ở biển.

Du lịch biển cần liên kết với các địa phương vùng phụ cận để khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch phong phú của những vùng này. Tổ chức chu đáo các lễ hội truyền thống đạc trưng của miên biển trên từng địa bàn để phục vụ du lịch theo hướng văn minh, lành mạnh, tránh các hoạt động mê tín dị đoan.

Phát triển kết hợp các loại hình kinh doanh du lịch lữ hành, thông tin quảng cáo, tư vấn, kinh doanh lưu trú và nhà hàng, vận chuyển du lịch, kinh doanh các hoạt động giải trí và thể thao, nghỉ dưỡng, dịch vụ. Khuyến khích phát triển các

hình thức du lịch "Tour trọn gói" nhằm khai thác hiệu quả nguồn khách, đồng thời đảm bảo các yêu cầu về an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và bảo vệ cảnh quan môi trường biển. Hình thành hai Tổng công ty du lịch Đồ Sơn và Cát Bà có năng lực mạnh, đủ sức làm đối trọng với nước ngoài.

Sớm tổ chức, sắp xếp hợp lý các hoạt động du lịch trên vùng biển Hải Phòng với sự tham gia của mọi thành phần kinh tế có sự chỉ đạo quản lý thống nhất của thành phố. Để sớm vươn tới hiện đại, văn minh, hội nhập với trình độ phát triển du lịch của các nước trong khu vực và thế giới, cần khẩn trương xây dựng một đội ngũ cán bộ giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, đặc biệt là cán bộ quản lý từng đơn vị, các hướng dẫn viên du lịch có kiến thức, văn hoá, lịch lãm và hấp dẫn... Xây dựng một chương trình đào tạo toàn diện và các kế hoạch cụ thể để đào tạo mới và đào tạo lại, nhằm nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ nghiệp vụ, cùng đội ngũ hướng dẫn viên, công nhân viên phục vụ du lịch theo theo các chuẩn mực quy định của quốc gia và quốc tế. Sớm tiêu chuẩn hoá đội ngũ cán bộ nhân viên trong ngành du lịch, xem đây là yếu tố quyết định để phát triển mạnh và hiện đại ngành du lịch biển trong tương lai.

Một phần của tài liệu Phương hướng và giải pháp phát triển bền vững du lịch biển Hải Phòng (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w